Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức tín dụng cũng như cá nhân có liên quan khi tham gia tín dụng, VPBank xin trích lược lại Nghị quyết 42 với các điểm đáng lưu ý sau:
Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định rõ nợ xấu được áp dụng các quy định tại Nghị quyết là các khoản nợ được hình thành trước ngày 15/08/2017 và được xác định là nợ xấu trước và trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực
Các TCTD cần công khai thông tin và thông báo với địa phương, khách hàng trước khi thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm.
Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của TCTD. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm. Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Với các sự vụ thỏa điều kiện, để rút ngắn quá trình giải quyết tranh chấp qua Tòa án, tăng hiệu quả hoạt động xử lý tài sản bảo đảm qua tòa án, Nghị quyết 42/2017/QH14 cho phép Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho TCTD.
Đồng thời, Nghị quyết cũng quy định trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết quy định bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.
Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD được áp dụng theo quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14. Trường hợp Nghị quyết không có quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết 42/2017/QH14 và luật khác về cùng một vấn đề về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, thì áp dụng quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14.
Trong trường hợp Nghị quyết hết hiệu lực thi hành, các sự vụ đã được công khai thông tin trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực vẫn tiếp tục được xử lý và áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của Nghị quyết 42.
Ngoài ra, Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng quy định trách nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương các cấp trong việc giám sát, tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết./.
Các điều khoản, quy định chi tiết trong Nghị quyết 42/2017/QH14, Quý khách vui lòng xem tại https://drive.google.com/file/d/1Lk0Oe4-Dvc_JHj27BSo7ngCxJvTPTdmo/view?usp=sharing
Cần hỗ trợ thêm thông tin, Quý khách vui lòng liên hệ VPBank tại website www.vpbank.com.vn hoặc hotline 1900545415 để được hỗ trợ.
Trân trọng.
Cập nhật dữ liệu sinh trắc học nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho tài sản của người dùng tại ngân hàng.
Tin vui cho các fan hâm mộ ban nhạc Westlife tới rồi đây. Tháng 11 này, VPBank với vai trò là nhà tài trợ lớn nhất mang Westlife tới Việt Nam sẽ chiêu đãi miễn phí các khách hàng của mình 5.000 vé xem show diễn của Westlife diễn ra vào tối 21/11.