Trong thời đại 4.0, blockchain đang được tích cực nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính. Với các hệ thống ngân hàng, ứng dụng này cũng đang được triển khai ngày càng mạnh mẽ vào nhiều mặt. Tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu rõ ứng dụng blockchain trong ngân hàng như thế nào. Chính vì thế, các chuyên gia tài chính của VPBank đã tìm hiểu và chia sẻ thông tin này chi tiết, cụ thể. Bạn hãy tham khảo các nội dung sau đây để nắm được đầy đủ và chính xác về các ứng dụng này!
Blockchain là một công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng truyền tải dữ liệu an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Hệ thống này tồn tại nhiều nút độc lập có khả năng xác thực, bổ sung thêm thông tin mà không yêu cầu “dấu hiệu của niềm tin”.
Với những điều này, blockchain đã và đang mở ra một thời kỳ mới trong ứng dụng giải quyết các nghiệp vụ ngân hàng. Tác dụng của công nghệ này với ngân hàng và các tổ chức tài chính như sau:
Độ bảo mật cao trước các nguy cơ đánh cắp dữ liệu,
Đẩy nhanh các giao dịch trong thời gian ngắn.
Chi phí vận hành thấp.
Blockchain là một trong những công nghệ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, đặc biệt là tài chính ngân hàng.
Hiện nay, công nghệ blockchain đang được đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các nghiệp vụ tài chính ngân hàng: huy động vốn, tín dụng, thanh toán, tài trợ giao dịch ngoại thương, tài trợ chuỗi cung ứng, phát hành trái phiếu,... Tuy nhiên, một số thách thức không nhỏ mà nhiều quốc gia đang gặp phải khi ứng dụng công nghệ này bao gồm:
Sự hiểu biết về kiến thức blockchain của nhân sự còn hạn chế.
Sự khác biệt về quy trình xử lý nghiệp vụ giữa các ngân hàng.
Sự không thống nhất về tiêu chuẩn và giao thức.
Trở ngại về luật pháp và pháp lý khi ứng dụng blockchain trong các giao dịch.
Chưa có tổ chức hoặc hệ thống chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các giao thức trong phạm vi thế giới.
Dù đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, blockchain vẫn là công nghệ đang được nhiều tổ chức, quốc gia hướng đến. Công nghệ này hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều ứng dụng thiết thực cho con người trong mọi lĩnh vực, kể cả tài chính - ngân hàng.
Xem thêm: Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay - Đây là hướng đi đúng đắn?
Công nghệ này đang được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng:
Với sự hỗ trợ của công nghệ blockchain, các ngân hàng có khả năng giải quyết các giao dịch thanh toán nhanh chóng với chi phí thấp hơn. Bằng việc phát triển hệ thống kiểm soát kết hợp công nghệ này, ngân hàng hạn chế xác thực từ bên thứ ba và tạo ra môi trường phi tập trung để thanh toán. Qua đó, thời gian xử lý giao dịch cũng được đẩy nhanh chóng hơn so với cách thức truyền thống. Điều này đã tạo lợi thế lớn cho ngân hàng so với các công ty Fintech khác.
Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách chuyển tiền qua điện thoại dễ dàng
Cải tiến hiệu quả giao dịch liên ngân hàng nội địa và quốc tế cũng là một trong những ứng dụng phổ biến của blockchain cho ngành tài chính - ngân hàng thế giới. Theo đó, công nghệ này giúp tạo môi trường chung giống như một sổ cái phi tập trung. Với cách thức này, các ngân hàng theo dõi và giải quyết trực tiếp mọi giao dịch nhanh chóng, công khai, minh bạch. Chính vì vậy, thời gian xử lý giao dịch đã rút ngắn rất nhiều. Đặc biệt, trước đây, một giao dịch quốc tế liên ngân hàng xử lý thông qua hệ thống SWIFT thường mất 5 - 7 ngày làm việc thì hiện nay kỳ hạn này đã giảm xuống còn 24 giờ.
Thị trường tài chính đang ngày càng sôi động hơn khi blockchain hỗ trợ các giao dịch mua bán tài sản. Công nghệ này giúp loại bỏ các đơn vị trung gian, chuyển giao quyền sở hữu tài sản trong một môi trường thống nhất. Ngoài ra, các tài sản được mã hóa và có thể đại diện cho các tài sản đó ở bên ngoài: tiền điện tử, cổ phiếu, hàng hóa, vàng, bất động sản,... Điều này giúp giảm rõ rệt chi phí giao dịch và các rủi ro của các kênh giao dịch truyền thống. Đồng thời, người dùng cũng có cơ sở để quản lý tài sản số đơn giản hơn.
Mua bán tài sản qua môi trường tạo bởi blockchain đơn giản và an toàn hơn
Ứng dụng Blockchain trong ngân hàng cũng giúp giải quyết vấn đề đầu tiên của doanh nghiệp tốt hơn, đó là gây quỹ. Bỏ qua cách làm truyền thống rườm rà, nhiều công ty blockchain đã có quá trình gây quỹ chóng vánh với: Initial Exchange Offerings (IEOs), Equity Token Offerings (ETO) và Security Token Offerings (STOs). Đặc biệt, STOs đang được nhiều quốc gia công nhận hợp pháp và giao dịch được bảo đảm bằng tài sản doanh nghiệp nên đã trở thành lựa chọn gây quỹ phổ biến nhất. Quỹ đầu tư mạo hiểm của Scerri & Concise Ltd đã được xây dựng bằng hình thức STOs này.
Quá trình lập hồ sơ và thẩm định tín dụng của các NHTM khá phức tạp với bước và tiêu chí: điểm tín dụng, tình trạng sở hữu tài sản,... Tuy nhiên, các thông tin này đôi khi bị nhiễu gây nên sự sai lệch trong thu thập do lỗi hệ thống hoặc khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định cho vay. Công nghệ blockchain giúp quy trình tín dụng được giải quyết nhanh chóng, an toàn hơn và tạo sự công bằng hơn khi xét duyệt hồ sơ vay tín chấp.
Công nghệ Blockchain cũng đang ứng dụng mạnh mẽ trong hoạt động tài trợ ngoại thương trong ngân hàng. Theo đó, công nghệ này giúp quy trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng hơn khi loại bỏ quy trình thủ công với nhiều giấy tờ gây tốn thời gian xử lý: invoice, packing list, thư tín dụng L/C,...
Tài trợ ngoại thương là một trong những ứng dụng blockchain trong ngân hàng quan trọng nhất.
Xem thêm: Ngân hàng số là gì? Những tính năng và lợi ích mà ngân hàng số mang lại
Để đảm bảo giao dịch chính chủ và hạn chế các giao dịch khống, rửa tiền, mọi giao dịch của hệ thống ngân hàng đều cần xác minh danh tính. Quy trình này dù thực hiện trong môi trường nào cũng tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ blockchain, quy trình này được giảm tải lại vẫn an toàn. Theo đó, người dùng khai báo thông tin đăng nhập và xác thực giao dịch một lần duy nhất để sử dụng cho các giao dịch sau đó. Giải pháp phổ biến nhất nhất được nhiều quốc gia và đơn vị lựa chọn là Zero Knowledge Proof.
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung thông tin cá nhân tiện lợi và nhanh chóng qua VPBank NEO
Đây vốn là lĩnh vực có tính quy phạm và yêu cầu cao về quy định. Các chuyên gia tài chính đã ứng dụng blockchain trong lĩnh vực này nhằm tuân thủ quy định và hợp lý hóa hệ thống sổ sách kế toán theo nguyên tắc hạch toán kép truyền thống. Blockchain đóng vai trò như một kiểm toán viên giúp xác minh tất cả giao dịch, đảm bảo hồ sơ minh bạch và an toàn hơn.
Quỹ dự phòng trong doanh nghiệp và ngân hàng được biết đến là cơ sở giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Ứng dụng blockchain trong lĩnh vực này, các nhà đầu tư thực hiện phân cấp quyết định, hạn chế đầu tư tập trung. Đồng thời, với tiền điện tử, công nghệ này tạo một nền tảng cho phép nhiều nhà đầu tư, nhà tư vấn tham gia quỹ dự phòng phi tập trung.
Công nghệ Blockchain giúp thực hiện trích lập quỹ dự phòng đơn giản, linh hoạt và nhanh chóng hơn.
Blockchain cũng giúp giải quyết một số vấn đề trong chuyển tiền ngang hàng. Hiện nay, mỗi người đều sử dụng khá nhiều phương tiện thanh toán: tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử,... Tuy nhiên, mỗi hình thức có hạn chế riêng khi giới hạn địa lý, thời gian giao dịch, loại tiền,... Công nghệ blockchain đưa ra giải pháp với việc phân cấp ứng dụng và cho phép chuyển tiền toàn cầu, không bị giới hạn.
Có thể bạn quan tâm:
7 cách tra cứu số tài khoản ngân hàng khi bạn lỡ quên số tài khoản
Cách tạo tài khoản ngân hàng online miễn phí đơn giản
Bạn vừa cùng các chuyên gia tài chính VPBank tìm hiểu về các ứng dụng blockchain trong ngân hàng. Công nghệ này đánh dấu bước đột phá mới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng. VPBank đã và đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ này trong xử lý các nghiệp vụ. Nếu bạn yêu thích sử dụng công nghệ giao dịch mới nhất cùng hệ thống bảo mật quốc tế, hãy đăng ký sử dụng dịch vụ VPBank qua website vpbank.com.vn hoặc liên hệ 1900545415 để biết thêm chi tiết.
Nguồn: Tổng hợp internet
Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?