Giải pháp eKYC (tiếng Anh là electronic Know Your Customer) được dùng phổ biến hiện nay, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong tương lai gần, thông qua giải pháp số giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ tạo ra một cuộc đua giành thị phần. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hãy cùng xem giải pháp này mở ra những tiềm năng gì cho lĩnh vực tài chính ngân hàng.
eKYC là khái niệm mô tả phương thức số hoá, điện tử hoá, trực tuyến của các quy trình KYC. Đối với eKYC là một quy trình xác minh từ xa, giảm thiểu chi phí, giảm sự bất tiện của phương thức truyền thống, đem lại giá trị hiệu quả cao nhất cho người dùng.
Một trong những nổi trội nhất của công nghệ này là video KYC. Video KYC là một kỹ thuật mà thông qua đó các video do khách hàng cung cấp, so sánh với hình ảnh trên ID của họ một cách hoàn hảo. Bởi việc làm giả hình ảnh chuyển động khó hơn nhiều so với hình ảnh tĩnh. Hơn nữa, bằng cách yêu cầu thực hiện một đoạn hội thoại nhất định trên video là các yếu tố trực tiếp đảm bảo video không được ghi âm trước, giảm nguy cơ làm giả.
Video KYC sự phát triển vượt bậc của công nghệ số eKYC trong ngân hàng
Video KYC được ứng dụng trong ánh sáng, băng thông tín hiệu có sẵn, các yếu tố khác để hoàn thành thực hiện và gửi video trực tiếp. Tuy nhiên, quan trọng nhất phải có là các chuyên gia được đào tạo phù hợp, giúp họ nhận diện các công cụ, ứng dụng làm giả.
Đặc biệt ở Đức - nơi sử dụng Video KYC, việc nhận dạng video có thể được thực hiện bởi một bên thứ ba có trách nhiệm pháp lý được thuê để nhận dạng khách hàng theo yêu cầu hoặc các nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản.
Có thể thấy các lĩnh vực được ứng dụng eKYC ngày một phổ biến hơn trên thế giới và ở Việt Nam. eKYC ứng dụng hiện nay cho các lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực tài chính – Ngân hàng: Mở tài khoản, phát hành thẻ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thẩm định khoản vay,...
Lĩnh vực logistics: Kiểm soát gian lận logistics, lừa đảo; tín dụng vận chuyển, …
Lĩnh vực viễn thông: Định danh thuê bao, kiểm soát gian lận viễn thông, tín dụng viễn thông,…
Lĩnh vực bảo hiểm: Định danh khách hàng, kiểm soát gian lận bảo hiểm, tín dụng bảo hiểm, …
Lĩnh vực thương mại: Tín dụng thương mại, phát hiện gian lận thương mại, …
eKYC được tích hợp các công nghệ như:
Customer Value Scoring: Là module chấm điểm khách hàng căn cứ trên mô hình chấm điểm do ITS xây dựng, phát triển dựa trên dữ liệu viễn thông.
Customer Profiling: Là module dựa trên các thông tin khách hàng khai báo và dữ liệu nhà mạng giúp xác thực thông tin khách hàng.
Computer Vision: Có OCR & Liveness Test & Face Matching - Là module công nghệ nhận diện ký tự quang học, phát hiện gian lận, nhận diện khuôn mặt.
Hiện nay, các công nghệ của eKYC tích hợp trong ngân hàng ngày càng nhiều. Trong đó, phải nói tới ứng dụng mở tài khoản, phát hành thẻ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thẩm định các khoản vay,...
Ngoài việc thu hút khách hàng tiềm năng giải pháp này còn mang lại giá trị trên nhiều khía cạnh khác nhau cho ngành tài chính ngân hàng gồm có:
Lợi ích của giải pháp eKYC trong ngân hàng
Tự động hoá và quản lý dữ liệu tập trung: Quy trình thực hiện eKYC trực tuyến, dưới sự kiểm duyệt tự động. Với ứng dụng này các dữ liệu lưu trữ, xử lý tập trung tại cơ sở dữ liệu của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Nhờ ứng dụng tự động, bạn chỉ cần vài phút mở một tài khoản mà không phải chờ và có thể mở tài khoản 24/7.
Giảm chi phí và nhân lực: Với eKYC giảm tải 80% việc xử lý giấy tờ so với KYC thông thường. Giảm tải 100% nhân lực xử lý khách hàng trực tiếp so với KYC thường.
Phát hiện, giảm thiểu gian lận: Phát hiện gian lận được tự động bằng công nghệ và quy trình bảo mật eKYC. Điều này giúp loại bỏ gian lận giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng.
Gia tăng trải nghiệm khách hàng: Một trong các yếu tố quyết định dịch vụ khách hàng là trải nghiệm khách hàng. Với eKYC tiết kiệm đến trên 70% thời gian hoàn thành thủ tục so với KYC truyền thống. Từ đó mang đến trải nghiệm thú vị trên nền tảng số của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Đa số các khách hàng hiện nay hài lòng với dịch vụ được ứng dụng công nghệ eKYC. Bởi vì, họ không mất thời gian, công sức đi lại, trả kết quả nhanh. Mặt khác ứng dụng còn giúp giảm rủi ro trong việc mất giấy tờ khi phải đem khi đến ngân hàng mở tài khoản trực tiếp.
Công nghệ này mở ra một thị trường vô cùng tiềm năng. Thị trường eKYC toàn cầu ước tính đạt 257.230.000 triệu USD vào năm 2019 theo báo cáo của FnF Research. Dự kiến tiếp theo đạt 1.015.360.000 triệu USD vào năm 2026. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến phát triển lên tới 22% đến năm 2027. Và giải pháp này ở Việt Nam cũng không ngừng phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt. Tuy nhiên, hiện tại giải pháp về eKYC tốt nhất thị trường Việt Nam hiện nay không nhiều.
Xem thêm: Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng online bằng eKYC chỉ trong 5 phút
Bắt đầu từ tháng 7/2020 một số ngân hàng đã đi đầu tiên phong sử dụng công nghệ số này như: VPBank, HDBank, TPBank, NCBank,... Tiếp nối năm 2021 nhiều ngân hàng khác cũng triển khai dịch vụ mở tài khoản trực tuyến với eKYC như: Vietcombank, BIDV,... Bên cạnh đó, có nhiều ngân hàng cũng mới bắt tay vào áp dụng eKYC một thời gian ngắn, có ngân hàng mới chỉ dừng ở việc lên kế hoạch.
VPBank - ngân hàng đầu tiên triển khai eKYC
Quy trình eKYC đã và đang được các ngân hàng triển khai sớm cũng đạt được những thành công nhất định. Tại các ngân hàng có ứng dụng eKYC, quy trình, thời gian, chi phí vận hành được tiết kiệm tối đa. Giúp tăng trải nghiệm khách hàng, khách hàng mới tăng đáng kể, cụ thể ở lượng khách giao dịch qua Mobile Banking và Internet Banking tăng nhanh.
Ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia triển khai quy trình eKYC, mở ra bước tiến mới trong công nghệ tài chính. Tuy có nhiều lợi ích lớn khi triển khai eKYC nhưng cũng có nhiều khó khăn nhất định có thể thấy như:
Do đề án mới được thông qua nên còn nhiều rủi ro trong khâu vận hành ở các ngân hàng.
Do quy trình định danh khách hàng điện tử eKYC mới tập trung chủ yếu vào các dịch vụ thanh toán, gửi tiết kiệm nên chưa thể thay thế được hết các chức năng truyền thống khác.
Do ngân hàng đưa ra những hạn mức tối đa trong ngày nên lượng giao dịch chưa nhiều.
Do mức độ bảo mật có phần bị đe dọa nếu ngân hàng không kịp thời đưa ra những giải pháp và lựa chọn đơn vị hợp tác triển khai công nghệ một cách uy tín.
Do khách hàng còn cảm thấy khá mới mẻ với eKYC, nên có sự cảnh giác trong việc cung cấp các thông tin cá nhân khi hoạt động online.
Do ảnh hưởng cấu trúc nhân sự của ngân hàng khi có sự thay đổi chưa kịp thích nghi. Cùng với đó là số lượng nhân sự chuẩn bị cho việc thực hiện các giao dịch so với quy trình xác minh khách hàng truyền thống giảm. Đặc biệt, nhân sự cần đảm bảo các yêu cầu về trình độ chuyên môn và hiểu biết về công nghệ eKYC.
Xem thêm: Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay
VPBank là ngân hàng đầu tiên tiên phong ứng dụng quy trình eKYC trong các giao dịch của hệ thống. Với quy trình eKYC giúp khách hàng mở tài khoản, thanh toán cũng như thực hiện các giao dịch khác hoàn toàn online mà không cần làm thủ tục trực tiếp tại ngân hàng.
Việc triển khai eKYC tại VPBank giúp khách hàng có được những trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ như mở tài khoản mới, chuyển khoản, liên kết ví điện tử, thanh toán,... tốt nhất.
Đặc biệt, tài khoản VPBank eKYC gần giống như chiếc ví điện tử, không cần có số dư tối thiểu. Đồng nghĩa với việc khách hàng có thể sử dụng toàn bộ số tiền mình có trong tài khoản. Khách hàng cũng không cần tốn thêm bất kỳ khoản chi phí nào cho việc mở tài khoản VPBank online. Không chỉ thế, khi bạn giới thiệu bạn bè mở tài khoản eKYC VPBank còn được nhận thêm 30.000 đồng vào tài khoản.
Ngân hàng số toàn năng VPBank NEO - một siêu ứng dụng được VPBank đầu tư toàn diện và liên tục cải tiến, bổ sung loạt tính năng mới giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng đã giúp gia tăng tệp khách hàng và số lượng giao dịch, đồng thời duy trì và kiểm soát chi phí. Trong năm 2022, VPBank NEO đã thu hút hơn 2 triệu khách hàng mới kích hoạt trên tổng số 5,2 triệu khách hàng đang sử dụng. Số lượng giao dịch qua VPBank NEO trong năm đạt 232 triệu đơn vị, tăng 87% so với năm 2021. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của VPBank).
Ưu đãi mở tài khoản eKYC VPBank doanh nghiệp
Ngoài ra, các nền tảng công nghệ sinh trắc học toàn diện, tính năng chữ ký điện tử, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong ngân hàng được triển khai tại VPBank. Nhờ đó, hệ thống eKYC hoạt động một cách trơn tru, quy trình xác minh khách hàng online của ngân hàng này chỉ mất 5 phút để hoàn thành hồ sơ.
Với giải pháp này, sau khi mở tài khoản xong, khách hàng có thể sử dụng luôn. Cùng với đó là nhiều ưu đãi dịch vụ như miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống cùng nhiều trải nghiệm sản phẩm dịch vụ khách của ngân hàng. Đặc biệt, eKYC tại VPBank cho ra mắt tài khoản số đẹp, thu hút nhiều khách hàng mong muốn mở thẻ hơn.
Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa triển khai hoặc đang triển khai chậm cũng đang triển khai. Với mục tiêu giành lại thị phần, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp công nghệ eKYC có sẵn, tích hợp dễ dàng, các dịch vụ tài chính cũng có thể dễ dàng triển khai theo nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Thẻ NAPAS là gì? Những ưu điểm và lợi ích của thẻ ngân hàng NAPAS
Ngân hàng số là gì? Những lợi ích nổi bật dành cho người dùng hiện nay
Bạn vừa cùng VPBank tìm hiểu về giải pháp eKYC trên thị trường cũng như trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Lợi ích cao từ giải pháp này đem lại các ngân hàng có khả năng chớp thời cơ giành lại thị phần.
eKYC đem lại giải pháp nhanh gọn, bảo mật, tiết kiệm chi phí, tối ưu vận hành. VPBank vẫn luôn là ngân hàng tiên phong dẫn đầu và không ngừng phát triển mạnh ứng dụng này với những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Hãy đăng ký tài khoản eKYC VPBank ngay để được trải nghiệm nhiều ưu đãi tại https://www.vpbanks.com.vn/mo-tai-khoan-ekyc, hoặc liên hệ hotline 1900.54.54.15 để được hướng dẫn chi tiết ngay hôm nay!Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?