Hiện nay, tài khoản ngân hàng đang là nơi chứa nhiều tài sản của khách hàng. Vì vậy, nhiều người mong muốn bảo mật TK thật tốt, hạn chế thiệt hại không đáng có. Trong trường hợp này, bạn đã biết cách bảo mật tài khoản ngân hàng của mình? Hãy tham khảo ngay các nội dung sau trước khi quá muộn!
Tài khoản ngân hàng không còn xa lạ với mỗi người. Ngân hàng cũng được nhiều tổ chức, cá nhân tin tưởng lựa chọn làm địa chỉ “chọn mặt gửi vàng”. Theo đó, nhiều người lựa chọn cất trữ đa số tài sản trong các tài khoản ngân hàng. Ngoài mục đích tích trữ tài sản, tài khoản còn là phương tiện thanh toán, nhận tiền nhanh chóng. Hiện nay, trung bình mỗi người dân Việt Nam đang sở hữu ít nhất 1 - 2 tài khoản ngân hàng đang hoạt động.
Bảo mật tài khoản ngân hàng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết
Bảo mật thông tin tài khoản ngân hàng số vô cùng quan trọng đối với ngân hàng, từng khách hàng và cả nền kinh tế:
Đối với khách hàng, thông tin tài khoản bảo mật là một bước căn bản để bảo vệ tài sản. Thực tế đã chứng minh, đa số các trường hợp mất tài sản chủ yếu xuất phát từ phía chủ tài khoản. Dù vô tình hay cố ý, chủ tài khoản đã chia sẻ thông tin, tạo điều kiện cho kẻ gian có cơ hội đánh cắp tài sản.
Đối với ngân hàng, thông tin tk là một trong những vấn đề cần được bảo mật hàng đầu. Bảo vệ được thông tin tài khoản chứng minh năng lực, trình độ và công nghệ bảo mật hệ thống. Kèm theo đó, uy tín của các ngân hàng cũng tăng cao, tạo niềm tin, lòng trung thành của khách hàng.
Đối với nền kinh tế, tội phạm tấn công thông tin cũng cần ngăn chặn. Các lỗ hổng bảo mật khiến thiệt hại cho nền kinh tế cho hơn 40 quốc gia và gây thiệt hại tích lũy hơn 1 tỷ EUR cho ngành tài chính tính đến năm 2018. Nếu ngăn chặn được hình thức, chính phủ các nước sẽ đảm bảo an toàn cho nền tài chính - kinh tế. Qua đó, đây cũng là cơ hội để các nước nâng cao trình độ và công nghệ bảo mật thông tin.
Mặc dù sử dụng tài khoản ngân hàng khá thường xuyên nhưng nhiều người lại không ý thức được nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khi để kẻ gian lợi dụng sự bất cẩn, nhẹ dạ của người dùng. Các thách thức này đến từ:
Các mối đe dọa từ tin tặc, hacker: Đánh cắp thông tin trực tiếp trên hệ thống nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.
Hacker đã tấn công nhiều hệ thống ngân hàng để đánh cắp thông tin
Các cuộc tấn công phishing, vishing, smishing,... Ngay trên môi trường điện tử thông qua mạng xã hội, website có đường link lạ, liên kết thanh toán tại các ứng dụng bảo mật kém,..., người dùng cũng có thể bị đánh cắp thông tin. Ngoài ra, chủ tài khoản cũng bị yêu cầu nộp tiền, chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân bằng cách đe dọa, giả mạo nhân viên ngân hàng, nhân viên cơ quan chức năng.
Nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân khách hàng. Người dùng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thông qua bán, cho thuê, cho mượn thông tin cá nhân để mở tài khoản.
Thông tin khách hàng vô cùng quan trọng bởi đây là cốt lõi của hệ thống quản lý của mỗi ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng cùng người dùng đã và đang tiến hàng nhiều biện pháp bảo mật tài khoản ngân hàng:
Các phương pháp xác thực thường gặp: mã OTP, Smart OTP, eKYC (electronic Know Your Customer), chữ ký, giấy tờ tùy thân,... Với tài khoản số, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng đăng ký thông tin bằng giấy tờ tùy thân kèm xác thực khuôn mặt, vân tay,... Các biện pháp xác thực số thường được tiến hành kết hợp trong giao dịch điện tử nhằm tăng cường bảo mật.
Mã OTP gửi về điện thoại là một biện pháp bảo mật tài khoản ngân hàng đáng tin cậy
Công nghệ bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu, chữ ký số, hệ thống bảo mật mạng,... Các biện pháp này thường được các ngân hàng áp dụng trên toàn hệ thống nhằm bảo mật dữ liệu khách hàng đầy đủ.
Hệ thống giám sát và phát hiện, ngăn chặn các cuộc tấn công. Kết hợp với các biện pháp bảo mật tiên tiến và phương pháp xác thực thường gặp, các ngân hàng thường có hệ thống giám sát tự động. Hệ thống này sẽ được kích hoạt ngay khi có dấu hiệu bất thường. Bạn có thể nhận thấy đơn giản nhất khi đăng nhập sai mật khẩu, nhập mật khẩu chuyển tiền sai quá số lần quy định (3 - 5 lần tùy ngân hàng),..., hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản/ thẻ, máy ATM không trả thẻ. Lúc này để mở lại tài khoản, bạn cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng chủ quản và làm theo hướng dẫn.
Sự tham gia của chính khách hàng trong việc tăng cường bảo mật: KH cần tự bảo mật thông tin tài khoản của mình, đặc biệt là các mật khẩu đăng nhập, chuyển tiền,... Ngay khi mở tài khoản, các NH đã khuyến cáo chủ TK không được phép cung cấp các thông tin này cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, bạn cần bảo mật thiết bị, hạn chế đăng nhập tại các thiết bị công cộng, thay đổi mật khẩu định kỳ, kết hợp với ngân hàng tra soát và khóa tài khoản khi có nghi ngờ rò rỉ thông tin.
Trường hợp trên, ngân hàng kết hợp cùng khách hàng đã chủ động bảo mật. Tuy nhiên, một số trường tin tặc, hacker tấn công hệ thống, đe dọa an ninh trên diện rộng, ngân hàng chuyên nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp bảo mật tài khoản sau:
Thông báo ngay cho khách hàng giải quyết nhanh chóng: Ngân hàng nhanh chóng tìm kiếm vấn đề lỗi bảo mật hệ thống. Thông báo khách hàng theo dõi tài khoản thường xuyên. Đồng thời, khách hàng cần khai báo đầy đủ, thống nhất thông tin giữa các cơ quan Nhà nước - ngân hàng - khách hàng, cung cấp thông tin giao dịch minh bạch hợp pháp.
Ngân hàng hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống
Thực hiện các biện pháp khắc phục: phối hợp với các đơn vị liên quan: Bộ Công An, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,... nhanh chóng tìm kiếm đối tượng đánh cắp thông tin, thu hồi tài sản, đền bù tổn thất cho KH.
Tăng cường chuẩn bị nhằm phòng ngừa những cuộc tấn công trong tương lai: Ngân hàng cần đầu tư nâng cấp hệ thống hạ cầng bảo mật và có dữ liệu dự phòng, phân tách vùng mạng để quản lý. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ nhân lực có kiến thức và trách nhiệm vô cùng quan trọng.
Thường xuyên tuyên truyền và tương tác với khách hàng để cảnh báo bảo mật qua email, điện thoại, zalo, mạng xã hội khác…
Xem thêm: Ngân hàng số là gì? Có những tính năng gì cần lưu ý?
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bảo mật hệ thống của ngành ngân hàng. VPBank đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và cập nhật công nghệ liên tục:
Nhiều biện pháp xác thực: eKYC, OTP, Smart OTP,...
Công nghệ bảo mật tiên tiến: công nghệ Blockchain cho nghiệp vụ tài trợ ngoại thương, điện toán đám mây, AI cho website…
Thường xuyên khuyến cáo khách hàng về bảo mật hệ thống thông qua email, tin nhắn SMS, mạng xã hội,...
Hệ thống giám sát tự động được thiết lập tại nhiều kênh: website, app VPBank NEO, kiosk bank VPBank NEO Express,...
Kết hợp với nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm ví điện tử có công nghệ cao: Moca, Momo, Zalopay,...
Hợp tác với các đơn vị Fintech để tăng cường bảo mật hệ thống như Timo,...
Xây dựng công ty Fintech riêng (VPDirect) để nghiên cứu hệ thống công nghệ bảo mật tối ưu.
VPBank nhận giải thưởng “Model Risk Manager” năm 2023
VPBank là đơn vị được các chuyên gia tài chính đầu ngành đánh giá cao với một loạt giải thưởng: Ứng dụng Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam năm 2023, Giải thưởng “Model Risk Manager” năm 2023 của Celent khi xem xét khả năng ứng dụng công nghệ trong quản lý rủi ro tài chính, quản lý rủi ro hoạt động, rủi ro chéo và tội phạm tài chính,...
Có thể bạn quan tâm
Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay - Tìm hiểu những phương án phát triển
Cách đổi số điện thoại đăng ký ngân hàng có thể bạn chưa biết
Nếu muốn tìm kiếm một địa chỉ bảo mật tài khoản ngân hàng tốt nhất Việt Nam, VPBank là địa chỉ đáng cân nhắc nhất vào thời điểm hiện tại. Hãy đăng ký sử dụng dịch vụ và tận hưởng cảm giác thoải mái, yên tâm nhất với VPBank. Để mở tài khoản, bạn hãy đăng ký ngay tại taikhoan.vpbank.com.vn hoặc tải app VPBank NEO và làm theo hướng dẫn.
Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?