Hướng dẫn cách xác nhận số dư sổ tiết kiệm để xin visa A-Z

Tại sao cần xác nhận số dư sổ tiết kiệm? Chia sẻ cách thực hiện chi tiết từ A-Z với mức phí tiết kiệm nhất từ chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm!

Bạn có mong muốn cho con đi du học, định cư nước ngoài, du lịch, xuất khẩu lao động,…? Để hoàn tất thủ tục hồ sơ, bên cạnh rất nhiều giấy tờ, bạn cần chứng minh tài chính. Để thực hiện điều này, một số bên đề nghị xác nhận số dư sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, thủ tục này làm như thế nào, có tốn nhiều chi phí không,... đang trở thành nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Chính vì vậy,  VPBank đã tìm hiểu và chia sẻ với bạn vấn đề này qua các nội dung sau!

1. Tại sao cần xác nhận số dư sổ tiết kiệm?

Xác nhận số dư sổ tiết kiệm là một trong những giấy tờ quan trọng của bộ hồ sơ xin visa du học, du lịch, định cư nước ngoài, XKLĐ. Giấy tờ này vô cùng cần thiết bởi những ý nghĩa sau:

  • Thể hiện khả năng sắp xếp kinh phí cho chuyến đi: Rất nhiều nước đang có mức sống cao với một loạt điều kiện phát triển tốt về kinh tế, giáo dục, y tế như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Tại đây, chuyến đi của bạn sẽ khá tốn kém để đáp ứng nhu cầu cơ bản: ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí,... Chính vì vậy, Đại sứ quán cần xác nhận khả năng chi trả các chi phí cho chuyến đi này của bạn. Và thông thường, các bên đều chọn xác nhận số dư tài khoản/ sổ tiết kiệm.

  • Đảm bảo tỷ lệ quay về nước khi kết thúc: Thông thường, để xin visa, người đi cần chứng minh năng lực tài chính có tối thiểu 200.000.000 đồng trong sổ tiết kiệm. Điều này thể hiện người đi đang có một cuộc sống ổn định, thu nhập khá tốt và đã có tích lũy cho tương lai. Vì vậy, Đại sứ quán tin rằng khi hết hạn thị thực, người này có khả năng trở về nước để sinh sống cao hơn.

Người xin visa có chứng minh tài chính được tin tưởng về tỷ lệ trở về nước khi hết hạn thị thực cao hơn.

  • Hạn chế tình trạng cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài: Không những thế, Đại sứ quán còn lo lắng về một bộ phận người ngoài cư trú bất hợp pháp tại nước họ gây bất ổn cho nền kinh tế, an ninh và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. Trường hợp đương đơn hết hạn visa, quay trở lại đất nước quê hương, tiếp tục công việc và cuộc sống là điều mà cả 2 nước đều mong muốn. Và giấy tờ chứng minh tài chính thể hiện khả năng sắp xếp công việc, tương lai, thu nhập cho cuộc sống là một trong những bằng chứng thể hiện họ ít mong muốn ở lại bất hợp pháp sau khi hết hạn visa.

Xem thêm: Thế nào là tiết kiệm? Hướng dẫn các cách giúp tiết kiệm hiệu quả

2. Các cách mở sổ tiết kiệm xin visa

Để xin thị thực, bạn cần thực hiện mở sổ tiết kiệm rồi mới xin xác nhận số dư được. Có 2 cách mở sổ thường gặp:

2.1. Mở sổ tiết kiệm thông thường

Bạn có thể mở sổ tiết kiệm thông thường bằng hình thức online hoặc trực tiếp tại quầy. Bạn cũng lựa chọn kỳ hạn tương ứng với thời hạn trong hợp đồng lao động, du học, du lịch,... Tuy nhiên, cách này được thực hiện nếu bạn có nhu cầu đến hầu hết các quốc gia, ngoại trừ: Anh, Australia, Canada, Hàn Quốc. Chi tiết cách thực hiện, bạn có thể tham khảo hướng dẫn làm sổ chi tiết tại website ngân hàng hoặc đến phòng giao dịch gần nhất trong giờ hành chính. Bạn có thể mở sổ trực tiếp hoặc online qua ứng dụng Mobile Banking. VPBank hỗ trợ mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến qua app VPBank NEO trong 5 phút, bạn có thể đăng ký ngay tại đây!

Thẻ tiết kiệm VPBank có thể được mở bằng cách online hoặc trực tiếp tại phòng giao dịch.

2.2. Mở sổ tiết kiệm lùi ngày

Với các quốc gia ngoại lệ là Anh, Australia, Canada, Hàn Quốc, bạn cần sổ tiết kiệm lùi ngày. Bởi các nước này yêu cầu bạn phải chuẩn bị sổ tiết kiệm đã được gửi cách thời điểm xin visa từ 3 - 6 tháng. Hiểu một cách đơn giản, bạn sẽ sử dụng các sổ đã được gửi cách đây 3 - 6 tháng, thậm chí 1 năm để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng sang cho người cần dùng. 

Điều này cần có sự cho phép của ngân hàng chủ quản. Thời hạn của sổ tiết kiệm này tất nhiên cũng bị kéo dài hơn so với kỳ hạn thông thường được quy định trong hợp đồng. Để thực hiện thủ tục này, bạn hãy đến phòng giao dịch ngân hàng chủ quản gần nhất để được hỗ trợ.

Cần chuẩn bị sổ tiết kiệm thật kỹ để không phải gặp vấn đề trong việc xin Visa

Xem thêm: MasterCard hay thẻ Visa - Đâu mới là lựa chọn tối ưu?

3. Thủ tục xác nhận số dư sổ tiết kiệm

Ai đã từng làm giấy tờ định cư, du học, du lịch nước ngoài chắc hẳn không còn xa lạ với các chứng từ chứng minh năng lực tài chính. Đây cũng là giấy tờ vừa khó vừa dễ với nhiều người. Khó với người không có đủ tài chính, dễ với người sẵn sàng và biết cách thực hiện. Thực tế, thủ tục xác nhận số dư sổ tiết kiệm như sau:

3.1 Giấy tờ

Các giấy tờ thực hiện thủ tục này được đánh giá cơ bản và dễ thực hiện với những người đã và đang sở hữu sổ tiết kiệm ngân hàng thực sự. Theo đó, bạn cần chuẩn bị: 

  • CMT/ CCCD bản gốc còn hiệu lực, không mờ nhòe.

  • Thẻ tiết kiệm/ Sổ tiết kiệm/ Tài khoản tiết kiệm ngân hàng.

  • Mẫu giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm (theo hướng dẫn của ngân hàng).

Trường hợp không có sổ/ thẻ/ tài khoản tiết kiệm, quá trình này không thực hiện được. Toàn bộ quá trình này thực hiện tại phòng giao dịch ngân hàng nên bạn không thể sử dụng các giấy tờ bản sao hoặc giấy tờ giả.

Các thủ tục chứng minh năng lực tài chính luôn là điều làm nhiều người lo lắng

3.2 Chi phí

Mức phí thu cho dịch vụ xác nhận số dư sổ tiết kiệm được quy định theo từng ngân hàng. Thông thường, mức phí này không lớn, khoảng 30.000 - 50.000 đồng/bản. Tại VPBank, mức phí này là 50.000 đồng/bản (theo Biểu phí dịch vụ khách hàng cá nhân cập nhật Ngày 25/11/2022).

Tuy nhiên, nếu bạn thuê đơn vị khác thực hiện thay dưới dạng ủy quyền, mức phí cần thanh toán dao động từ 120.000 - 200.000 đồng/ lần bao gồm giấy xác nhận số dư tiền gửi và sổ sao y công chứng.

3.3 Cách thực hiện

Để xác nhận số dư tài khoản/ thẻ tiết kiệm, bạn bắt buộc phải đến phòng giao dịch ngân hàng. Để bạn dễ hình dung, chúng tôi sẽ lấy ví dụ quy trình thực hiện của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng:

  • Bước 1: Đặt lịch hẹn hỗ trợ tại chi nhánh VPBank gần nhất

  • Bước 2: Mang các giấy tờ trên đến chi nhánh đúng lịch hẹn.

Thủ tục xác nhận số dư tài khoản cần khách hàng đến trực tiếp ngân hàng hỗ trợ.

  • Bước 3: Đúng giờ hẹn, yêu cầu gặp nhân viên hỗ trợ xác nhận số dư sổ tiết kiệm và làm theo hướng dẫn.

  • Bước 4: Chờ xác nhận của ngân hàng.

4. Kinh nghiệm xác nhận số dư sổ tiết kiệm ngân hàng

Đây là một trong những giao dịch cơ bản của khách hàng tại kênh giao dịch truyền thống trực tiếp. Giấy tờ và cách thức thực hiện đơn giản. VPBank hiểu rằng bạn đang lo lắng và bộn bề chuẩn bị cho tương lai nên khó tránh khỏi bỡ ngỡ, lo âu. Chính vì vậy, để quá trình giao dịch diễn ra tốt nhất, nhanh chóng nhất, các chuyên gia tài chính của VPBank lưu ý bạn một số điểm sau:

  • Nên gửi tiết kiệm thực: Mục đích chứng minh tài chính không chỉ cho Đại sứ quán mà còn đảm bảo cho bạn có chuyến đi thuận lợi nhất. Vì vậy, bạn hãy sử dụng sổ tiết kiệm với số dư thực. Nếu bạn ngại đi lại, hãy đăng ký sổ tiết kiệm online.

  • Tìm hiểu kỹ chính sách chứng minh tài chính và chuẩn bị kỹ lưỡng: Bạn hãy gửi sổ tiết kiệm sớm để hạn chế tình trạng sổ TK lùi ngày. Cách này có nhiều rủi ro nếu bạn đến sát ngày đi mà vẫn không có chủ sổ phù hợp để làm xác nhận.

  • Hãy tự làm thủ tục: Bạn có mục đích đi nước ngoài rõ ràng với hợp đồng du lịch, XKLD, du học,... Bên cạnh đó, các giấy tờ, thủ tục xin xác nhận SD sổ TK rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện để tiết kiệm chi phí mà không tốn nhiều thời gian.

  • Lựa chọn các kênh hỗ trợ chính thống của ngân hàng: Các ngân hàng đều có các kênh thông tin chính thống: website, ứng dụng Mobile Banking, hotline, phòng giao dịch,... Bạn hãy tìm sự hỗ trợ tại các kênh này để có thông tin chính xác và tiết kiệm thời gian nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Bạn vừa cùng VPBank tìm hiểu về xác nhận số dư sổ tiết kiệm để xin visa và các vấn đề liên quan. Hy vọng bạn đã nắm được quy trình và có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình xin thị thực sắp tới. 

Bạn cần được hỗ trợ xác nhận số dư TK tiết kiệm ngay lập tức? Hãy đăng ký mở sổ tiết kiệm online tại app VPBank NEO hoặc đăng ký tại https://vpbank.com.vn/. Tiếp đó, hãy đến ngay phòng giao dịch gần nhất của VPBank trong giờ hành chính để được hỗ trợ.


Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm