Sổ tiết kiệm đứng tên 2 người là loại sổ tiết kiệm được sở hữu bởi 2 khách hàng với quyền và lợi ích được hưởng là như nhau. Sử dụng sổ tiết kiệm đứng tên 2 người giúp việc rút tiền trong sổ trở nên đơn giản hơn, tránh được các thủ tục, giấy tờ phức tạp khi một trong hai chủ sở hữu không thể đi rút tiền.
Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 của Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Chủ sở hữu sổ tiết kiệm là người đứng tên trên sổ tiết kiệm, còn trong trường hợp đồng sở hữu sổ tiết kiệm là có từ 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm.” Như vậy, sổ tiết kiệm có thể do một người đứng tên và sở hữu hoặc cũng có thể có 2 hoặc nhiều người cùng đứng tên và đồng sở hữu.
Sổ tiết kiệm đứng tên 2 người thường có những quy định về người sở hữu phức tạp hơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ sở hữu. Nhưng không thể phủ nhận được lợi ích mà loại sổ tiết kiệm này mang lại cho người dùng.
Sổ tiết kiệm đứng tên 2 người giúp quy trình rút tiền trở nên đơn giản hơn
Để mở số tiết kiệm loại này, các khách hàng đồng sở hữu cần nắm bắt và hiểu rõ được các quy định sau:
Theo quy định chung của nhà nước và hầu hết ngân hàng, sử dụng loại sổ này khi thực hiện rút tiền phải do 2 khách hàng đồng sở hữu cùng tiến hành. Tuy nhiên, trong trường hợp 1 chủ sở hữu không thể có mặt thì phải làm giấy ủy quyền hợp pháp (theo quy định của từng ngân hàng) cho chủ sở hữu còn lại để thực hiện rút tiền trong sổ.
Thông thường, một văn bản ủy quyền cần có đầy đủ các thông tin cơ bản:
Cần giấy ủy quyền rút tiền hợp pháp nếu một trong hai chủ sở hữu không thể đi rút tiền tiết kiệm
Các ngân hàng không có quy định về vấn đề phân chia tiền lãi giữa các khách hàng đồng sở hữu sổ. Tiền lãi hoàn toàn do các chủ sở hữu sổ tự thỏa thuận với nhau. Ngân hàng chỉ xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến sổ tiết kiệm và tổng số tiền lãi sau khách hàng nhận được khi đến thời điểm đáo hạn sổ.
Khách hàng tự phân chia tiền lãi mà không có sự can thiệp của ngân hàng
Điều kiện mở sổ rất đơn giản. Chỉ cần là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam đều có thể đứng tên trên sổ tiết kiệm đồng sở hữu.
Quy trình mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu
Khách hàng mang đầy đủ CMND/CCCD/Hộ chiếu của những người đồng sở hữu đến văn phòng giao dịch để tiến hành mở sổ
Chồng gửi tiết kiệm vợ hoàn toàn có thể rút được nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện cơ bản sau đây:
Trong trường hợp đặc biệt, người chồng đột ngột mất hoặc gặp tai nạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì phải có di chúc rõ để lại toàn bộ giá trị sổ tiết kiệm cho người vợ thì người vợ mới có thể rút tiền trong sổ.
Không thể mở sổ tiết kiệm cho người khác, trừ trường hợp người mở sổ và người được mở sổ cùng đứng tên và đồng sở hữu sổ tiết kiệm.
Do sổ tiết kiệm là tài sản chung của hai vợ chồng nên sau khi ly hôn mỗi người sẽ có quyền được hưởng số tiền gửi và tiền lãi như nhau.
Khách hàng hãy tham khảo chi tiết mức lãi suất và các gói tiết kiệm tại đây https://www.vpbank.com.vn/ca-nhan/tiet-kiem hoặc liên hệ hotline 1900.54.54.15 để được VPBank tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Gửi tiết kiệm VPBank - An toàn - Tiện lợi - Nhiều ưu đãi
Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2025. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?
Cập nhật đầu số tài khoản các ngân hàng mới nhất, dễ dàng tra cứu và xác định NH nhanh chóng kèm các lưu ý tốt nhất từ chuyên gia tài chính VPBank.