Sổ tiết kiệm cũng bị làm giả? Thực chất làm giả sổ tiết kiệm là gì? Cách thức nhận biết và kinh nghiệm tránh các sổ giả này như thế nào?
Sổ tiết kiệm là tài sản tích lũy nhưng cũng là cách thức chứng minh tài chính của nhiều bộ hồ sơ xin visa hiện nay. Tuy nhiên, các sổ giả vẫn đang được lưu thông bởi một số tổ chức, cá nhân muốn trục lợi từ sự cả tin của người gửi dẫn đến thiệt hại nặng nề cho cả khách hàng và ngân hàng. Vậy thực chất làm sổ tiết kiệm giả là gì? Dấu hiệu như thế nào? Hệ lụy của các sổ này và làm thế nào để không vướng vào sổ giả? Hãy cùng VPBank tìm hiểu vấn đề này ngay qua các nội dung sau!
Làm sổ tiết kiệm giả là một trong các dịch vụ được cung cấp trong đó sổ tiết kiệm được làm giả mạo hoặc không đúng thông tin do cơ quan có thẩm quyền phát hành. Hành động này nhằm mục đích tạo chứng cứ giả để làm hồ sơ hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác.
Thông thường, một số tổ chức, cá nhân áp dụng cách này với:
Người muốn nộp hồ sơ xin visa nhưng không đáp ứng được điều kiện chứng minh tài chính cần thiết của Đại sứ quán.
Người muốn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nhưng ngại đi lại.
Sổ tiết kiệm có thể bị làm giả nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản người gửi tiền
Dấu hiệu nhận biết của dịch vụ này:
Người gửi không cần ra ngân hàng nhưng vẫn nhận được sổ hoặc thẻ tiết kiệm.
Ký hợp đồng thỏa thuận các điều khoản bất hợp lý
Sổ tiết kiệm có dấu vết tẩy xóa, thêm bớt số.
Các sổ tiết kiệm giả hiện nay đang được làm khá tinh vi, khiến nhiều người không thể nhận biết được sự sai khác so với sổ thật. Thực tế, có 3 loại sổ giả phổ biến nhất:
Sổ giả 100%: Sổ này được làm giả hoàn toàn: phôi, các thông tin tài khoản ngân hàng. Đây là loại sổ giả dễ nhận biết nhất vì được in bằng máy in màu, dễ bị phát hiện chỉ bằng mắt thường, cảm quan hoặc thử màu mực ở dấu ngân hàng…
Phôi thật, thông tin giả: Khó phát hiện hơn là loại sổ dùng phôi thật, chỉ có thông tin là giả. Chính phôi thật khiến người dùng khó phát hiện bằng cách kiểm tra hình thức và các cơ quan khó phát hiện sổ giả. Tuy nhiên do thông tin không có thật trong hệ thống quản lý của ngân hàng nên khi đại sứ quán xác minh sẽ phát hiện sổ giả. Hoặc ngân hàng kiểm tra thấy sổ không đúng thông tin đặc biệt là số tiền gửi. Cách này được dùng phổ biến nhất.
Phôi thật, thông tin thật, sổ bị báo mất: Cách làm cuối cùng tinh vi nhất và khó phát hiện nhất. Tất cả thông tin và phôi sổ đều thật. Vì mất sổ nên chủ sổ đã báo mất và làm sổ mới, sổ cũ này tự động mất hiệu lực. Sổ không còn giá trị, người đang sở hữu mất số tiền đã gửi. Nếu là hồ sơ xin visa, Đại sứ quán sẽ đánh trượt hồ sơ này, từ chối cấp visa.
Sổ tiết kiệm giả bằng phôi thật, thông tin thật nhưng số tiền không chính xác
Dù bạn đang dùng sổ tiết kiệm giả với bất kỳ lý do gì thì cũng không nên tiếp tục bởi bạn sẽ bị:
Có thể gây thất thoát tài sản ngân hàng và bản thân: Người sở hữu sổ tiết kiệm giả có thể không biết thực chất vấn đề cho đến khi sổ đáo hạn, giao dịch viên thông báo tình trạng sổ. Một số trường hợp khách hàng phát hiện giá trị tiền trên sổ cao hơn rất nhiều lần so với trên hệ thống. Dù ngân hàng hay khách hàng chịu trách nhiệm thì số tiền thất thoát cũng không hề nhỏ. Thông thường trường hợp này do nhân viên ngân hàng thực hiện.
Từ chối cấp visa: Đại sứ quán phát hiện sổ giả tất nhiên sẽ từ chối cấp visa vì hồ sơ không đáp ứng yêu cầu chứng minh tài chính cần thiết.
Cấm làm visa ít nhất 3 - 10 năm, thậm chí vĩnh viễn: Nếu sổ tiết kiệm giả bị Đại sứ quán phát hiện và bị coi như một hành vi vi phạm hình sự, đánh lỗi nặng nhất khi xét duyệt thị thực. Thông thường, các đại sứ quán sẽ cấm nộp đơn cấp thị thực với đương đơn mắc lỗi này từ 3 - 10 năm (Hàn Quốc, Anh), thậm chí vĩnh viễn như Mỹ.
Làm sổ tiết tiết kiệm giả có thể bị từ chối thị thực và cấm xin visa vĩnh viễn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xác nhận số dư sổ tiết kiệm để xin visa A-Z
Làm giả sổ tiết kiệm để lại nhiều hậu quả. Vì vậy, để tránh tình trạng này, VPBank khuyên bạn nên thực hiện như sau:
Đảm bảo đúng số tiền: Nếu không có đủ số tiền, bạn hãy xoay sở để đảm bảo có sổ tiết kiệm thật trong quá trình xét duyệt visa. Một khi bạn bị phát hiện, cánh cửa xin visa sẽ đóng lại và nếu phát sinh nhiều sẽ để lại nhiều hệ lụy: tăng mức chứng minh tài chính, hạn chế số lượng cấp thị thực, cấm làm visa,...
Chủ động làm thủ tục: Khi muốn làm sổ tiết kiệm, bạn có thể thực hiện online hoặc làm tại quầy. Hãy thực hiện bằng tài khoản, giấy tờ và số tiền thực tế. Nếu bạn ngại đi lại, hãy làm thủ tục mở sổ online. Hiện tại rất nhiều ngân hàng đã hỗ trợ dịch vụ mở sổ tiết kiệm online như VPBank,...
Kiểm tra kỹ thông tin sổ: Dù thực hiện mở sổ online hay trực tiếp, hãy kiểm tra lại các thông tin sổ. Nếu phát hiện có điểm bất thường, hãy liên hệ sự trợ giúp của ngân hàng để xác minh thông tin trước khi quá muộn.
Có thể bạn quan tâm:
Tiết kiệm tích lũy là gì? Nên gửi tiết kiệm thông thường hay tích lũy?
Lợi ích “khủng” khi gửi tiết kiệm lãi kép có thể bạn chưa biết
Hiện nay, làm sổ tiết kiệm giả được người xin visa lựa chọn do không đủ năng lực tài chính chứng minh. Còn người gửi tiền thực sự có thể bị nhận sổ giả do tâm lý ngại đi lại hoặc bất cẩn khi kiểm tra, tạo cơ hội cho kẻ gian lợi dụng. Chính vì vậy, VPBank hy vọng các nội dung này sẽ khiến bạn hiểu rõ và thực hiện tốt hơn, hạn chế hậu quả đáng tiếc.
Nếu bạn muốn được hỗ trợ làm sổ tiết kiệm online hoặc tại quầy giao dịch ngân hàng, hãy truy cập ứng dụng VPBank NEO, hoặc đăng ký tại bất kỳ chi nhánh VPBank nào trên toàn quốc. VPBank là một ngân hàng uy tín, có lịch sử hoạt động lâu đời, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người gửi tiền. Bạn hãy đăng ký mở sổ tiết kiệm tại VPBank ngay hôm nay nhé!
Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?