Cùng học cách tiết kiệm của các mẹ với 10 bí quyết đơn giản

Các bà mẹ: Nhật, Việt Nam,... nổi tiếng với sự đảm đang. Quán xuyến việc nhà toàn vẹn, họ cũng có những bí quyết riêng để tiết kiệm và dự phòng tài chính gia đình. Bạn có tò mò học cách tiết kiệm của các mẹ hiện nay? Điều này không hề khó nếu bạn cùng VPBank khám phá các nội dung sau đây!


1. Đặt mục tiêu và kế hoạch

Là bà nội trợ thông minh, các mẹ luôn có mục tiêu và kế hoạch cho khoản tiền tiết kiệm của mình. Để cả 2 điều này rõ ràng, bạn cần xác định chính xác mong muốn có thể thực hiện và có kế hoạch chia ra từng bước chắc chắn. Dựa trên thu nhập và chi phí phát sinh đều đặn hàng tháng, hàng năm, bạn có căn cứ để thực hiện điều này.

Việc đặt mục tiêu cần xác định trên thực tế. Tuy nhiên, một số mục tiêu lớn: mua nhà đất, mua xe, các khoản dự phòng cho bệnh hiểm nghèo,... vô cùng cần thiết. Với các trường hợp này, bạn có thể đặt kế hoạch tiết kiệm dài hạn và thực hiện từ từ bằng sổ tiết kiệm và đầu tư tài chính, đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập phụ để hoàn thành kế hoạch nhanh chóng hơn.

Kế hoạch tài chính vô cùng quan trọng để tiết kiệm hiệu quả


2. Tiết kiệm cả tiền lẻ

Mỗi lần mua sắm, bạn có thể nhận được vài đồng tiền lẻ. Nhiều người nghĩ đến mua kẹo hoặc mua một số đồ có giá trị nhỏ. Tuy nhiên, các mẹ lại giữ lại những đồng này và tích góp thành những khoản có giá trị lớn hơn. 

Ngoài ra, trong giao dịch trực tiếp, các món hàng thường có giá trị không tròn. Nếu thanh toán kết hợp tiền lẻ, bạn sẽ giao dịch nhanh chóng, chủ động quy đổi các khoản tiền nhỏ thành tờ tiền có mệnh giá lớn.


3. So sánh giá trước khi mua

Học cách tiết kiệm của các mẹ thì đừng quên so sánh giá sản phẩm. Họ thường hay so sánh giá cả bên cạnh cân nhắc về chất lượng. Cân nhắc nhiều yếu tố, bạn có thể chọn được món hàng giá tốt và chất lượng phù hợp với nhu cầu. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng thường cân nhắc mua hàng giảm giá, săn sale, nhận hàng mẫu. Làm theo cách này, bạn vẫn sở hữu được những sản phẩm giá tốt mà chất lượng. Tuy nhiên, bạn hãy mua các hàng hóa cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng, không lạm dụng. Nếu đi siêu thị, bạn hãy giới hạn những đồ cần mua, không dạo qua các quầy hàng khác.

Mua hàng giảm giá là một trong những cách tiết kiệm tiền được nhiều mẹ lựa chọn


4. Tận dụng nguyên liệu giá rẻ nhưng an toàn

Gia đình có con nhỏ thường khá tốn kém trong các đồ ăn uống, đặc biệt là thức ăn vặt. Những loại thức ăn được trẻ em yêu thích như kẹo, bánh, bim bim, đồ chiên rán... Các thực phẩm này kích thích vị giác nhưng thường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng vì con thích nên dù bố mẹ không muốn cũng mua ít nhiều.

Để giảm thiểu chi phí này, mẹ nên tận dụng những nguyên liệu an toàn nhưng giá rẻ để làm. Một số cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Làm bim bim bằng vỏ khoai tây chiên

  • Tự làm khoai tây lốc xoáy bằng chảo.

  • Tự làm nem chua rán bằng thịt lợn, bì lợn và các nguyên liệu sẵn có.

  • Tự làm khoai tây chiên, giò chả tại nhà.

  • Tự làm các loại sữa chua và sữa hạt.

Ngoài ra, một số bạn cũng có thể tự tay làm một số đồ chơi từ cây cỏ, gỗ vụn, tạo màu bằng các nguyên liệu tự nhiên. Cách này vừa tiết kiệm vừa kích thích óc sáng tạo cho trẻ.


5. Tự trồng một số loại rau đơn giản

Trong chi phí hàng ngày, thực phẩm chiếm chi phí chủ yếu. Nếu bạn có thể tự trồng một số loại thực phẩm ngay tại nhà, chi phí này sẽ giảm thiểu đi và cũng đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên.

Tại thành phố, bạn có thể khó chăn nuôi gia súc gia cầm, nhưng các loại rau lại cực dễ trồng chỉ với một số thùng xốp, chậu nhựa chuyên dụng. Đất, cây giống và phân bón có thể tìm mua dễ dàng tại các cửa hàng nông nghiệp. Một số loại cây mà bạn có thể cân nhắc trồng: hành, rau sống, cà chua, khoai tây, giá, đậu, các loại cây ăn quả dạng thân cỏ,... Bạn có thể phân tầng để trồng và trồng tại sân thượng hoặc các khu vực nhiều nắng.


Tự nuôi trồng một số loại thực phẩm để cung cấp cho gia đình giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt đáng kể

6. Tiết kiệm điện nước

Điện và nước chiếm nhiều chi phí trong sinh hoạt phí của bạn. Gia đình càng đông người, càng nhiều phòng thì chi phí này càng tăng. Vì thế, đây cũng là khoản được nhiều mẹ quan tâm tiết kiệm.

Bạn hãy tắt các thiết bị không sử dụng điện, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện: đồ điện công suất thấp, cầu dao, chia ổ cắm cho các thiết bị hoạt động cùng lúc. Nước sử dụng đủ, không để thừa. Sử dụng vòi tăng áp để làm sạch nhanh hơn nếu tia nước yếu. Nước đã vo gạo, rửa rau có thể dùng để tưới cây.


7. Tái sử dụng đồ cũ, thức ăn thừa

Đồ cũ hoặc thức ăn không hết có thể tái chế để bảo vệ môi trường, đồng thời tiết kiệm chi chí. Các đồ điện tử cũ nếu sửa lại nhiều lần hoặc quá yếu để sử dụng, bạn nên thay mới. Trước khi vứt đi, bạn nên cân nhắc có thể dùng cho việc khác không: trang trí, thay thế linh phụ kiện,... Các đồ đơn giản như chai lọ, chậu, xô, kính,... đã quá cũ, bạn có thể dùng làm chậu cây, bình tưới nước, đồ chơi cho bé. Các quần áo cũ, linh phụ kiện mua đã lâu cũng có thể mix hoặc tạo kiểu mới,...

Với thức ăn thừa, bạn đừng vội vứt đi. Vỏ các loại hạt xay nhỏ có thể làm phân bón rất tốt. Một số thức ăn thừa khác như vỏ hoa quả,... có thể ủ làm phân bón. Một số món ăn cũ: cơm nguội, bánh mì,... có thể tận dụng làm các món ăn vặt hoặc một số món biến tấu.

Hãy tái chế đồ vật cũ để tiết kiệm và giúp cuộc sống thêm nhiều màu sắc


8. Mua hàng số lượng lớn

Ai cũng biết mua số lượng lớn giúp bạn có lợi thế về giá tốt hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ nên cân nhắc thực hiện khi gia đình thu xếp được nơi cất chứa hợp lý. 

Đồng thời, bạn nên lựa chọn các sản phẩm dịch vụ đã nắm bắt được chu kỳ sử dụng và có thể lưu giữ trong khoảng thời gian đủ dài. Một số sản phẩm được ưu tiên: quần áo ngủ, giấy vệ sinh, đóng học phí,...


9. Chia sẻ cùng sử dụng

Nếu phải tự mua sắm tất cả đồ đạc, đặc biệt là các công cụ dụng cụ, bạn đang lãng phí. Rất nhiều đồ vật nho nhỏ tồn tại cùng ngôi nhà nhưng không dùng nhiều: dụng cụ sửa chữa, máy mài dao, kim chỉ, một số phụ kiện quần áo, ... Bạn hãy năng kết bạn với những hàng xóm xung quanh và bạn bè để cùng dùng những đồ vật này khi cần. Tất nhiên, bạn cũng cần đầu tư một số món đồ chứ không nên chỉ mượn toàn bộ.

Ngoài ra, khi kết bạn với những người xung quanh, VPBank tin rằng bạn còn học thêm được nhiều kiến thức mới do các bà nội trợ khác chia sẻ. Cuộc sống sẽ thoải mái hơn cả về mặt vật chất và tinh thần.


Các dụng cụ sửa chữa có thể dùng chung giữa nhiều gia đình để tiết kiệm chi phí


10. Ghi chép các khoản chi tiêu

Dù chi tiêu nhiều hay ít, bạn cũng nên ghi chép lại cụ thể. Quá trình này giúp bạn xác định được các khoản đã chi có hợp lý hay không. Nếu khoản chi không hợp lý, bạn hãy tìm cách hạn chế hoặc giảm hẳn. 

Nếu nhận thấy các khoản chi tăng nhanh, trong khi các khoản thu không đáp ứng kịp kế hoạch tiết kiệm đề ra, bạn nên tìm cách tăng thu. Một số công việc làm thêm nên được cân nhắc để tạo thu nhập bền vững.


Có thể bạn quan tâm:


Qua 10 bí quyết trên đây, bạn có thấy học cách tiết kiệm của các mẹ không hề khó? Thực hiện tiết kiệm nhưng không nên keo kiệt, khiến cuộc sống ngột ngạt. Bạn hãy làm đúng và điều chỉnh phù hợp với cuộc sống của mình. Ngoài những phương pháp trên, bạn có cách hiệu quả nào khác muốn chia sẻ cho VPBank và các bạn đọc không? Nếu có, hãy để lại comment ngay dưới bài viết này!
Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm