Vay thế chấp sổ tiết kiệm tại VPBank được nhiều người lựa chọn cho phương án tài chính của mình bởi thời gian giải ngân nhanh, giá trị nhận được cao. Nếu bạn đang cần được hỗ trợ tài chính cho kế hoạch sắp tới, đây là phương án đáng cân nhắc. Vậy bạn đã biết cách thức vay vốn ngân hàng VPBank để nhận được giá trị khoản vay tối đa bằng sổ tiết kiệm? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay qua bài viết này!
Vay thế chấp sổ tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là hình thức tín dụng ngắn hạn, trong đó tài sản đảm bảo khoản vay là sổ tiết kiệm hoặc tiền gửi có kỳ hạn.
Sổ tiết kiệm là một GTCG được sử dụng để vay thế chấp tại ngân hàng VPBank
Ưu điểm của phương thức vay vốn này:
Với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, độ rủi ro của tài sản đảm bảo thấp, thủ tục đơn giản và hỗ trợ linh hoạt nhiều lần.
Với người vay, hình thức này giúp người vay nhanh chóng nhận được khoản giải ngân, giải quyết vấn đề tài chính mà không làm ảnh hưởng đến khoản lãi có thể nhận được. Đặc biệt, người vay có thể dùng sổ tiết kiệm để thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau với giá trị tối đa bằng số tiền trong sổ, thời hạn vay đa dạng, lãi suất ưu đãi.
Chính vì vậy, đây là một hình thức vay cầm cố TSĐB ngày càng được lựa chọn phổ biến, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giải ngân tín dụng của VPBank.
Lãi suất tín dụng của ngân hàng VPBank được đánh giá khá cạnh tranh so với các ngân hàng TMCP và các TCTD. Thực tế, lãi suất vay cầm cố sổ tiết kiệm của ngân hàng này khá tốt:
Lãi suất cho vay = Lãi suất sổ tiết kiệm/ tiền gửi có kỳ hạn + 2.5%/năm
Lưu ý: lãi suất vay không thấp hơn lãi suất bán vốn cùng kỳ hạn + 0.5%/năm
Tuy nhiên, khoản vay này có lãi suất tùy thuộc theo số tiền vay, tình hình cung – cầu vốn trên thị trường tín dụng, chính sách lãi suất cho vay của VPBank và điểm tín dụng của người đi vay. Vì vậy, lãi suất vay có thể chênh lệch giữa những người vay và thời điểm khác nhau.
VPBank tuân thủ quy định tín dụng của NHNN nên điều kiện vay thế chấp sổ tiết kiệm rất chặt chẽ nhưng vẫn hỗ trợ tối đa cho khách hàng có nhu cầu tài chính:
Đối tượng áp dụng: Khoản vay này nhằm hỗ trợ tài chính cho các khách hàng có tài sản đảm bảo là tiền gửi, sổ tiết kiệm hoặc các giấy tờ có giá khác do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hoặc một số TCTD có uy tín phát hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng TMCP,…
Hồ sơ vay vốn: Như các ngân hàng TMCP, yêu cầu hồ sơ tín dụng của VPBank rất chặt chẽ. Người vay cần cung cấp các giấy tờ sau: CMT/ CCCD/ Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú; chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn; sổ tiết kiệm/ GTCG dùng làm tài sản thế chấp. Hồ sơ đầy đủ, chặt chẽ và nhất quán thông tin tạo cơ sở để VPBank đánh giá và tin tưởng hơn vào khách hàng.
Hạn mức vay vốn: Hạn mức tín dụng của hình thức này từ 10.000.000 - 3.000.000.000 đồng, không vượt quá 90% giá trị của tài sản thế chấp. Giá trị của sổ tiết kiệm/ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bao gồm giá trị tiền gửi gốc và lãi nhập gốc vào kỳ hạn tái tục (nếu có).
Khách hàng vay thế chấp sổ tiết kiệm tại VPBank có thể nhận được hạn mức tín dụng tương đương 90% giá trị sổ.
Thời hạn vay vốn: Người vay có thể đề nghị khoản vay với thời hạn tối đa của sổ tiết kiệm, nằm trong khoảng 1 - 12 tháng. Tùy thuộc thời hạn còn lại của GTCG và khả năng sắp kế hoạch tài chính, người vay có thể nhận khoản vay có kỳ hạn phù hợp.
Thời hạn giải ngân: Người vay sẽ nhận được tiền giải ngân về tài khoản sau 1 phút kể từ khi hồ sơ được xét duyệt và hoàn tất thủ tục thế chấp sổ tại chi nhánh. Thực tế, VPBank thẩm định và giải ngân rất nhanh. Đây là một trong những ngân hàng có thời hạn giải ngân nhanh nhất hiện nay.
Cách thức vay vốn: Nhằm tạo điều kiện tối đa cho KH, VPBank hỗ trợ nhận khoản vay tại phòng giao dịch và VPBank NEO. Bạn có thể lựa chọn cách thức phù hợp và thuận tiện nhất.
Để đảm bảo giao dịch thuận lợi nhưng cũng thuận tiện, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, thanh toán và tất toán khoản vay tại quầy giao dịch hoặc VPBank NEO.
Vay tại quầy giao dịch
Khắc phục tình trạng phải chờ đợi lâu do không hẹn trước, VPBank cho phép khách hàng đặt lịch trước khi đến giao dịch qua hệ thống website chính thức. Nhờ đó, quy trình vay trực tiếp tại quầy cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và di chuyển đến phòng giao dịch đúng giờ.
Bước 2: Gặp nhân viên tư vấn VPBank và xuất trình giấy tờ.
Bước 3: Nhận giải ngân.
Vay thế chấp sổ tiết kiệm tại quầy giao dịch vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn
Vay qua ứng dụng VPBank NEO
Các khách hàng VPBank đang sở hữu sổ tiết kiệm do chính hàng này phát hành và có sử dụng VPBank NEO có thể vay tiền online ngay trên điện thoại:
Bước 1: Đăng nhập VPBank NEO
Bước 2: Để mở mới tài khoản vay, vào bảng điều khiển, chọn Vay vốn -> Vay cầm cố sổ tiết kiệm.
Cách thêm khoản vay thế chấp sổ tiết kiệm ngay trên VPBank NEO
Bước 3: Đăng ký vay: Chọn Loại tài sản -> Sổ tiết kiệm vật lý hoặc Số dư tiền gửi online -> chọn Tiếp tục. Lưu ý, mỗi khoản vay, bạn được chọn cầm cố tối đa 3 sổ và 1 loại sổ cho 1 khoản vay, tức là tối đa 3 sổ vật lý hoặc 3 sổ online.
Bước 4: Điền thông tin khoản vay: Chọn chi nhánh là chi nhánh quản lý khoản vay, nếu sổ vật lý thì bạn cần ra chi nhánh để nhập kho tài sản thế chấp GTCG. Tiếp đó, nhập chi tiết Thông tin khoản vay và đề nghị vay vốn bao gồm: Số tiền khách hàng đề nghị vay, Thời hạn vay đề nghị, Tài khoản nhận giải ngân, Tài khoản trả nợ, Chi nhánh vay, Phương án sử dụng vốn, chọn Tiếp tục. Sau đó, kiểm tra lại thông tin và chọn Xác nhận.
Nhập thông tin khoản vay và xác thực ngay trên VPBank NEO
Bước 5: Xác nhận hợp đồng vay: Hệ thống gửi Hợp đồng cho vay, bạn kiểm tra kỹ thông tin và nhấn Xác nhận. Tiếp đó, một mã OTP gửi về điện thoại hoặc email đã đăng ký, bạn cần điền mã này vào ô Mật khẩu OTP và nhấn Tiếp tục.
Hợp đồng vay của VPBank với các điều khoản chi tiết
Bước 6: Giải ngân: Nhận giải ngân về Tài khoản nhận tiền.
Đến hạn, bạn có thể thanh toán gốc và lãi vào cuối kỳ và tất toán khoản vay bằng các cách sau:
Cách 1: Đến phòng giao dịch VPBank.
Cách 2: Sử dụng VPBank NEO
Quy trình thực hiện qua VPBank NEO như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào VPBank NEO.
Bước 2: Vào Vay vốn -> Tất toán khoản vay trực tuyến -> Chọn khoản vay cần tất toán và làm theo hướng dẫn
Lưu ý: Nếu bạn dùng 1 sổ tiết kiệm cầm cố cho 2 khoản vay trở lên, bạn hãy đến chi nhánh để được hỗ trợ tất toán khoản vay.
Thao tác tất toán khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm ngay trên VPBank NEO cực đơn giản
Vay tiền theo hình thức này, khả năng được xét duyệt rất cao. Tuy nhiên để đảm bảo nhận được khoản vay nhanh chóng với hạn mức cao nhất, bạn hãy lưu ý những điều sau:
Không để nợ xấu: VPBank không hỗ trợ tín dụng cho khách hàng đang có nợ xấu. Đây là quy định chung của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay.
Sử dụng sổ tiết kiệm của VPBank để vay nợ: Điều này giúp đẩy hạn mức tín dụng khi vay thế chấp sổ tiết kiệm tại ngân hàng này lên tỷ lệ cao nhất, có thể lên tới 90% giá trị sổ.
Cung cấp các giấy tờ chứng minh thu nhập: Một số giấy tờ như hợp đồng lao động, bảng lương, phiếu chi lương, sổ bảo hiểm xã hội, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,… giúp chứng minh khả năng trả nợ. Đồng thời, các chứng từ này cũng giúp bạn nâng độ tin cậy cao hơn trong mắt nhân viên thẩm định.
Sử dụng các chứng từ đồng nhất thông tin: Tất cả các giấy tờ chứng minh nhân thân, thu nhập và GTCG đều thống nhất thông tin chủ sở hữu sẽ rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay và hạn chế các giấy tờ bổ sung.
Bạn vừa cùng chúng tôi tìm hiểu về khoản vay thế chấp sổ tiết kiệm VPBank và các thông tin liên quan. Đây là hình thức tín dụng giúp bạn giải quyết vấn đề tài chính trong thời gian ngắn với lãi suất thuộc mức tốt nhất thị trường hiện nay. Nếu bạn cần được tư vấn thêm thông tin về các khoản vay ưu đãi, bạn hãy liên hệ tổng đài 1900.5454.15 hoặc để lại tin nhắn dưới bài viết này, các chuyên gia tài chính của VPBank sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?