Vay thế chấp ngân hàng là gì? 9 kinh nghiệm tốt nhất 2024

Vay thế chấp là gì? Vay thế chấp ngân hàng cần lưu ý gì? Nên chọn ngân hàng nào có lãi suất tín dụng thấp nhất? Chia sẻ A-Z từ chuyên gia tài chính!

Bạn đang muốn xoay xở một khoản tiền để kinh doanh, mua sắm xe cộ, mua nhà, xây nhà, đi du học, trả viện phí,...? Nếu muốn tìm đến một địa chỉ có lãi suất vay thấp nhất, bạn chắc hẳn nghĩ đến vay thế chấp ngân hàng. Vậy bạn có biết vay thế chấp ngân hàng là gì? Làm thế nào để vay ngân hàng thế chấp tài sản và nhận lãi suất thấp nhất? Nếu đang suy nghĩ về điều này, bạn hãy cùng VPBank tìm hiểu qua các nội dung sau!

1. Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là hình thức tín dụng trong đó người vay sử dụng tài sản có giá trị để đảm bảo cho khoản vay của mình.

Thông thường các tài sản được sử dụng để thế chấp thường là những tài sản như: nhà cửa, xe cộ, đất đai, giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, trái phiếu,...)... Phương án sử dụng các tài sản thế chấp như sau:

    Một số tài sản nhỏ gọn có thể bảo quản tại ngân hàng như giấy tờ (thế chấp sổ đỏ/ sổ hồng, giấy tờ có giá, cà vẹt xe ô tô,...) sẽ được làm thủ tục chuyển giao cho ngân hàng nắm giữ trong thời hạn vay và Các tài sản hiện vật có giá trị sử dụng lớn như nhà cửa, đất đai, xe cộ,… Ngân hàng vẫn hỗ trợ để người vay sử dụng trong thời gian vay vốn. Theo đó, người vay có thể tiếp tục kinh doanh với các tài sản này để kiếm thêm thu nhập như một phương án trả nợ hiệu quả.

Các tài sản hình thành trong tương lai: hàng hóa trong kho, chung cư đang xây, nhà cửa sẽ xây, đất đai sẽ mua,... Quyền sử dụng các tài sản này sẽ do người vay thực hiện, nhưng các quá trình liên quan đến giao dịch tài sản: thanh toán, mua bán,... sẽ có sự kiểm soát của ngân hàng. theo đó, với mua bán nhà đất, ngân hàng sẽ chuyển tiền thanh toán theo tiến độ cam kết. Còn với hàng hóa trong kho, người vay được quản lý, bán sử dụng tài sản với mục đích trả nợ.

Vay thế chấp yêu cầu người vay cần có tài sản đảm bảo


Trong số các loại hình tín dụng hiện nay, vay thế chấp ngân hàng là một trong những phương án cho vay được lựa chọn phổ biến nhất. Bởi bên cạnh uy tín được đánh giá qua nhiều tiêu chí, ngân hàng thêm tin tưởng vào thiện chí trả nợ của người vay với tài sản thế chấp. Nếu người vay không trả được nợ, ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn kỳ hạn trả nợ để phù hợp với khả năng tài chính của người vay. Sau thời gian này, nếu khách hàng không đủ khả năng trả nợ sẽ tiến hành tịch thu, đồng thời thanh lý tài sản nhằm bù lỗ.

2. Đặc điểm vay thế chấp ngân hàng

Các khoản vay thế chấp cầm cố tại ngân hàng được các chuyên gia tài chính đánh giá ưu đãi hơn với người vay vốn theo các hình thức khác với các ưu điểm sau:

  • Lãi suất cho vay: So với các hình thức khác, lãi suất tín dụng của hình thức này thấp hơn nhiều. Mức lãi trung bình khoảng 7% trở lên. Thậm chí, người vay còn được ưu đãi về lãi suất: ân hạn một thời gian, giảm lãi suất theo chính sách hỗ trợ,...

  • Thời hạn: Tùy thuộc nhu cầu vay thực tế, khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn linh hoạt: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

  • Tài sản sử dụng: các tài sản sử dụng đều được đánh giá cao về giá trị: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất, máy móc, hàng hóa, ô tô, xe cộ, GTCG khác,... Tài sản sau khi thế chấp vẫn thuộc sở hữu người đi vay, đảm bảo khả năng sử dụng.

Tài sản sử dụng để thế chấp khoản vay rất đa dạng

  • Hạn mức: Thông thường, khách hàng được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao, tài trợ tối đa có thể lên tới 100% giá trị tùy vào phương án vay. Đặc biệt hạn mức vay thường dao động từ 70-100% giá trị tài sản thế chấp.

3. Phân biệt vay thế chấp và vay tín chấp

Theo các chuyên gia tài chính, đây là 2 hình thức tín dụng phổ biến nhất hiện nay. Thực tế, mỗi hình thức có một số điểm khác biệt:

Tiêu chí

Vay thế chấp

Vay tín chấp

Khái niệm

Là hình thức vay sẽ dùng những tài sản có giá trị đang sở hữu làm tài sản thế chấp cho một khoản vay tiền nhất định tại ngân hàng.

Là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng dựa trên uy tín và đánh giá năng lực trả nợ của người vay mà không cần tài sản thế chấp, cầm cố.

Tài sản đảm bảo

Không

Lãi suất tín dụng

Thấp hơn

Cao hơn

Hạn mức tín dụng

70 - 100% giá trị tài sản thế chấp

Thấp hơn

Thủ tục đăng ký

Đơn giản

Đơn giản

Thời hạn vay

Linh hoạt, có thể lên tới 25 năm

Linh hoạt, có thể lên tới 5 năm

Thời gian thẩm định

Tùy thuộc vào loại TSĐB mà thời gian có thể nhanh hoặc chậm

Nhanh

3.1. Vay thế chấp ngân hàng

Khoản vay này yêu cầu người vay cần có tài sản thế chấp. Đây không chỉ là tài sản mang ý nghĩa vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần cụ thể đối với khách hàng. Qua việc thế chấp/ cầm cố tài sản, người vay thể hiện thiện chí trả nợ, tài sản càng có giá trị lớn so với  khoản vay, ngân hàng càng tin tưởng hơn vào khả năng thanh toán của người vay. Chính vì thế, khoản tín dụng này được ưu đãi hơn về lãi suất, hạn mức, thời gian vay.

Nếu bạn cần được hỗ trợ tài chính cho các khoản chi tiêu lớn: mua nhà, mua xe, du học, chữa bệnh,... trong thời gian dài thì đây là khoản tín dụng đáng cân nhắc. Tuy nhiên, do lượng hồ sơ nhiều và thủ tục cầm cố thế chấp tài sản, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết, khách hàng cần cân nhắc lựa chọn ngân hàng thẩm định, giải ngân nhanh để nhận tiền vay kịp kế hoạch tài chính.

Các khoản cần hỗ trợ vay thế chấp rất đa dạng

3.2. Vay tín chấp ngân hàng

Bên cạnh hình thức vay ngân hàng trên, vay tín chấp không có tài sản đảm bảo cũng được nhiều người lựa chọn. Hình thức này chỉ yêu cầu người vay chuẩn bị hồ sơ đơn giản, thậm chí một số ngân hàng như VPBank cũng hỗ trợ hoàn tất thủ tục online và giải ngân nhanh chóng. Bởi không có tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ có thể dựa vào lịch sử tín dụng kèm hồ sơ để xác định khả năng, thiện chí trả nợ. 

Vay tín chấp ngân hàng là hình thức vay không có tài sản đảm bảo

Có lẽ vì vậy, các chuyên gia tài chính cũng đánh giá các khoản vay này thường có độ rủi ro cao hơn. Để bù đắp vào chi phí quản trị rủi ro và dự phòng tài chính, khoản tín dụng này thường có lãi suất cao hơn, hạn mức vay thấp hơn và thời hạn vay cũng rút ngắn trong khoảng ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, hồ sơ đơn giản, không có tài sản thẩm định, ngân hàng rút ngắn quy trình xét duyệt nên giải ngân nhanh hơn. 

Nếu bạn muốn vay số tiền không quá lớn, tối đa 200.000.000 đồng, thời hạn vay không quá dài, đặc biệt là vay tiêu dùng để mua sắm, du lịch,..., khoản vay này sẽ phù hợp hơn.

Xem thêm: Vay tín chấp ở ngân hàng nào dễ nhất? Uy tín nhất?

4. Kinh nghiệm vay thế chấp ngân hàng

Hình thức vay này đã rất phổ biến tại các ngân hàng và TCTD hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vay với mức lãi suất tốt nhất, thủ tục nhanh chóng và quá trình vay suôn sẻ. Để giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ, các chuyên gia tài chính của VPBank sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết để vay thế chấp ngân hàng cần thiết:

4.1. Tìm hiểu kỹ điều kiện

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, NHNN có một số chính sách ưu đãi cấp tín dụng về hạn mức, lãi suất, thời hạn vay,... Tuy nhiên, các gói này có thể chỉ áp dụng ở một số khu vực hoặc triển khai tại một số ngân hàng.

Bên cạnh đó, tùy thuộc mục tiêu hỗ trợ khách hàng mỗi thời kỳ, các ngân hàng thường có chính sách hỗ trợ tín dụng cho một số đối tượng khách hàng nhất định. Một số lĩnh vực được ngân hàng ưu tiên như đầu tư bất động sản, cổ phiếu, mua nhà, hộ kinh doanh, người kinh doanh nhà hàng khách sạn,... Các khoản vay này thường có chính sách ưu đãi riêng.

Để nhận được chính sách ưu đãi tốt nhất cho khoản vay, bạn nên tìm hiểu kỹ điều kiện các khoản vay và lựa chọn gói phù hợp. Lúc này, bạn nên tìm hiểu các kênh truyền thông chính thức của Chính phủ, NHNN, NHTM và TCTD. Ngoài ra, bạn hãy liên hệ nhân viên tín dụng của ngân hàng để được tư vấn cụ thể hơn.

Hãy tìm hiểu kỹ điều kiện vay thế chấp để lựa chọn khoản vay tốt nhất

4.2. Đảm bảo lịch sử tín dụng tốt

Ngân hàng là địa chỉ uy tín đầu tiên mà bạn nghĩ đến khi muốn vay tiền lãi suất thấp. Tuy nhiên, theo quy định về chính sách tín dụng của NHNN, các NHTM hiện nay chỉ cho vay với các khách hàng có lịch sử tín dụng tốt. Tức là khách hàng không có nợ xấu được ghi nhận trên Trung tâm Thông tin Tín Dụng Quốc Gia CIC.

Theo đó, để giải quyết vấn đề này, bạn cần kiểm tra chính xác các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Tiếp đó, bạn cần thanh toán tất cả các khoản vay này thì sẽ  được ngân hàng cân nhắc hỗ trợ tiếp các khoản vay mới. Các chuyên gia tài chính lưu ý bạn nên theo dõi và thanh toán các khoản vay đúng hạn, tránh ảnh hưởng đến điểm tín dụng trong tương lai.

4.3 Lên phương án vay vốn và trả nợ

Bạn cần tính toán chắc chắn phương án sử dụng nguồn vốn và trả nợ, đảm bảo thanh toán kịp thời, tránh nợ xấu, ảnh hưởng đến tình trạng đánh giá tín dụng sau này. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá được ngân hàng quan tâm. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng phương án này.

Với phương án thanh toán nghĩa vụ tài chính của mình, bạn lưu ý chuẩn bị thêm phương án dự phòng. Sử dụng tài sản thế chấp trong thời hạn vay để sinh lời và hỗ trợ thanh toán khoản tín dụng cũng được nhiều người lựa chọn.

Phương án vay vốn không thể thiếu trong hồ sơ tín dụng

Ngoài ra, bạn lưu ý phân bổ thu nhập cho phù hợp. Các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên chia thu nhập theo tỷ lệ 50% cho nhu cầu cần thiết, 20% cho tích lũy hoặc đầu tư, 30% còn lại để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Trường hợp cần thanh toán khoản vay, bạn có thể điều chỉnh khoản tích lũy và đầu tư cao hơn nhưng vẫn cần đáp ứng nhu cầu cần thiết.

4.4. Có tối thiểu 30% giá trị khoản vay

Trước khi quyết định vay tiền, bạn nên có tối thiểu 30 - 40% tổng giá trị vay. Để có khoản tiền này, bạn có thể lấy từ tài khoản tiết kiệm, vay bạn bè, người thân.

Đối với ngân hàng, khoản tiền này thể hiện sự quan tâm của bạn đối với khoản vay. Đồng thời, nhân viên tín dụng cũng đánh giá cao hơn khả năng tài chính và uy tín của khách hàng.

4.5. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

Hồ sơ tín dụng được chuẩn bị đầy đủ thông tin là căn cứ quan trọng để ngân hàng thẩm định khoản vay nhanh chóng nhất. Trước khi chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể tham khảo trang web chính thức của ngân hàng hoặc liên hệ nhân viên tín dụng để được tư vấn cụ thể.

Đồng thời, khi chuẩn bị các giấy tờ, bạn lưu ý tất cả thông tin cần thống nhất, không mâu thuẫn. Nếu không, hồ sơ không được phê duyệt. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số giấy tờ khác để chứng minh uy tín và khả năng thanh toán của mình theo gợi ý của nhân viên tín dụng. Điều này giúp nâng cao độ uy tín của bạn và khoản vay được phê duyệt nhanh chóng hơn.

4.6. Xem xét kỹ hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là giấy tờ pháp lý bắt buộc cho các khoản vay dù lớn hay nhỏ, ghi rõ quyền và nghĩa vụ của khách hàng, ngân hàng và các bên liên quan. Bản này bao gồm rất nhiều điều khoản nhưng bạn cần đọc và xem xét kỹ lưỡng. 

Trường hợp có điều khoản chưa hiểu rõ, bạn nên hỏi lại nhân viên tín dụng. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ mọi điều khoản để thực hiện quyền và nghĩa vụ khoản vay của mình đúng đắn. Điều này cũng hạn chế những vấn đề phát sinh trong thời gian tiếp theo về: lãi suất, chi phí phát sinh, lãi chậm nộp khoản vay, thời gian ân hạn (nếu có),... Bạn lưu ý chỉ đặt bút ký vào hợp đồng khi đã hiểu rõ hợp đồng tín dụng của mình.

Kiểm tra kỹ hợp đồng trước khi ký vô cùng cần thiết

4.7. Tìm hiểu các khoản phí phát sinh

Hợp đồng cho vay thế chấp của ngân hàng với các khoản vay trung và dài hạn thường có quy định tỷ lệ lãi suất điều chỉnh. Bởi thời hạn vay dài, lãi suất huy động và các chi phí liên quan sẽ biến động liên tục. Theo đó, lãi suất tín dụng cũng không thể cố định. Để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng có quy định mức lãi suất điều chỉnh để lãi suất tín dụng phù hợp hơn.

Tuy nhiên, mức lãi suất tín dụng của các khoản vay đã giải ngân không biến động liên tục mà sẽ điều chỉnh theo hợp đồng và chính sách lãi suất của NHNN. Thời điểm điều chỉnh và lãi suất điều chỉnh được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Bạn nên lựa chọn đơn vị có tỷ lệ lãi suất điều chỉnh thấp, hạn chế chi phí khoản vay phát sinh nhiều.

4.8. Lựa chọn ngân hàng cho vay uy tín, lãi suất thấp

Trong các TCTD hiện nay, các NHTM được đánh giá có mức lãi suất cạnh tranh nhất. Điều này khá dễ hiểu khi NHNN kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng này. Khi muốn vay tiền có thế chấp tài sản, bạn nên lựa chọn một ngân hàng an toàn, uy tín.

Ngân hàng uy tín thường có thời gian gian hoạt động lâu dài trên thị trường tài chính, có mạng lưới hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp và mức lãi suất ưu đãi. VPBank là một trong những ngân hàng như vậy. Trong suốt thời gian hoạt động, ngân hàng này đã triển khai hàng triệu gói vay ưu đãi cho khách hàng. Đặc biệt bạn có thể đăng ký vay online, các điều khoản hợp đồng minh bạch trên hệ thống kèm theo chính sách hỗ trợ ưu đãi nhất. VPBank được Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) vinh danh là Ngân hàng số tốt nhất năm 2021 cho hoạt động tài trợ thương mại. Chính vì thế, đây là ngân hàng được nhiều chuyên gia tài chính gợi ý cho khoản vay của khách hàng.

4.9. Thế chấp và giải chấp tài sản

Với khoản vay này, bạn cần làm thủ tục thế chấp tài sản cho ngân hàng. Thủ tục này là bắt buộc để hoàn thành hợp đồng vay vốn nên không ai bỏ qua. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ khoản vay, nhiều người không nhớ cần làm thủ tục giải chấp cho tài sản đảm bảo.

Theo đó, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán đối với khoản vay, Ngân hàng sẽ thực hiện bàn giao lại TSBĐ và cung cấp các chứng từ thể hiện khách hàng không còn nghĩa vụ liên quan kèm theo thông báo xóa chấp, khách hàng nộp đến cơ quan chức năng để xóa chấp.

5. VPBank - ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất thấp nhất

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng triển khai nhiều gói sản phẩm cho vay tiền thế chấp tài sản: vay mua nhà đất, vay sửa chữa nhà, vay kinh doanh thế chấp, vay mua ô tô, vay mua dự án, vay tiêu dùng thế chấp và nhiều combo ưu đãi sản phẩm. Thực tế, ngân hàng này được nhiều người tin tưởng lựa chọn cho khoản vay của mình với lãi suất tín dụng đặc biệt cạnh tranh cùng nhiều ưu điểm khác.

5.1. Tại sao VPBank có lãi suất cho vay thế chấp thấp?

Hiện nay, các chuyên gia tài chính đánh giá lãi suất tín dụng của ngân hàng VPBank thường ở mức cạnh tranh nhất thị trường. Nguyên nhân của điều này chính là:

  • Theo quy định của NHNN: Ngân hàng nhà nước hoạt động nhằm mục tiêu cùng các cơ quan có thẩm quyền khác phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những hoạt động của NHNN chính là kiểm soát lãi suất cho vay của các NHTM và TCTD. Lãi suất này thường được quy định để khách hàng có khả năng trả nợ tốt nhất. VPBank thuộc hệ thống NHTM trực thuộc quản lý của NHNN nên cũng tuân theo quy định này.

  • Lãi suất huy động tốt: Tiền gửi tiết kiệm của VPBank thường được quy định lãi suất huy động cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu thị trường. Nguồn vốn huy động dồi dào đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu tín dụng cho khách hàng và chính sách lãi suất cũng được điều tiết tốt nhất.

  • Hệ thống ngân hàng số tối ưu chi phí: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã phát triển hệ thống ngân hàng số bao gồm website, app VPBank NEO cùng hàng loạt công nghệ tiên tiến để cung cấp dịch vụ tín dụng và bảo mật thông tin. Với hệ thống này, khách hàng được phép đăng ký vay thế chấp ngân hàng hoàn toàn online, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Giải quyết vấn đề lưu trữ và có hệ thống thẩm định hồ sơ nhanh chóng, chi phí vận hành được giảm thiểu tối đa. Qua đó, VPBank hạn chế chi phí phát sinh của khách hàng và mức lãi suất vay tiền cũng được hạ thấp.

  • Chính sách hỗ trợ của VPBank tùy từng thời điểm: Không chỉ có chính sách ưu đãi từ NHNN, bản thân VPBank cũng có chính sách đặc biệt dành cho khách hàng từng thời kỳ liên quan đến ngành nghề. Lãi suất tín dụng cho khách hàng thuộc các lĩnh vực được ưu đãi thường thấp và có nhiều chính sách hỗ trợ khác: thời gian ân hạn, hạn mức tăng cao,...

VPBank có chính sách hỗ trợ khách hàng vay thế chấp

5.2. Những lý do nên vay thế chấp tại VPBank

Lãi suất cho vay là yếu tố được nhiều người quan tâm nhưng VPBank còn nhiều điều khiến nơi đây là địa điểm lựa chọn hàng đầu cho các khoản vay thế chấp ngân hàng:

  • Lãi suất ổn định và nhiều chính sách ưu đãi: Lãi suất VPBank cạnh tranh, ổn định qua các thời kỳ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thanh khoản của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng này cũng có nhiều chính sách ưu đãi về thời hạn, chính sách vay dành cho khách hàng.

  • Hồ sơ đơn giản: Vẫn tuân thủ các chính sách về hồ sơ tín dụng của NHNN nhưng VPBank yêu cầu các giấy tờ cơ bản và đơn giản nhất. Khách hàng có thể chuẩn bị và nộp hồ sơ online hoàn tất trong 5 phút.

  • Hạn mức cao: Nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu tài chính cho khách hàng, VPBank luôn hỗ trợ hạn mức cho vay cao tối đa. Ngân hàng này luôn mong muốn được đồng hành cùng sự phát triển lâu dài và bền vững của mỗi khách hàng.

  • Đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhiệt tình: Các nhân viên Quan hệ khách hàng của VPBank luôn nhiệt tình hỗ trợ khách hàng có nhu cầu dịch vụ 24/7, kể cả cho vay tiền thế chấp tài sản. Tư vấn chi tiết, tận tâm, khách hàng hiểu rõ về dịch vụ, các điều khoản hợp đồng và đưa ra quyết định tốt nhất.

  • Giải ngân cực nhanh: Với sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng số, khách hàng có thể đăng ký các khoản vay của VPBank hoàn toàn trực tuyến. Đồng thời, VPBank đã xây dựng hệ thống đánh giá hồ sơ giúp thẩm định khoản vay nhanh chóng. Thời gian giải ngân hồ sơ thế chấp chỉ trong vòng 2h kể từ khi hồ sơ được phê duyệt. Cần hỗ trợ khoản vay ngay trong ngày, VPBank là sự lựa chọn hàng đầu.

5.3. Điều kiện vay

Các chuyên gia tài chính đánh giá điều kiện cho vay rất đơn giản, đa số khách hàng có thể đáp ứng:

  • Khách hàng có nhu cầu vay vốn

  • Khách hàng có thu nhập hàng tháng từ 4.500.000 đồng trở lên. Đa số khách hàng có thu nhập tối thiểu đều đạt đủ điều kiện này và trở thành người vay thế chấp VPBank lý tưởng. 

  • Khách hàng có tài sản thế chấp: bất động sản, giấy tờ có giá (như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc,...)

Đối tượng vay thế chấp của VPBank rất rộng, điều kiện vay đơn giản

Một số khoản vay có hỗ trợ đặc biệt tùy từng thời điểm như Combo vay mua xe ưu đãi thương hiệu Thaco hoặc Huyndai được giảm 0.5% so với khách hàng thông thường, vay kinh doanh nhà hàng - khách sạn,... Khách hàng cần liên hệ tổng đài 1900 5454 15 hoặc liên hệ nhân viên Quan hệ khách hàng để biết chi tiết điều kiện khoản vay.

Bên cạnh các tài sản đã có, khách hàng có thể sử dụng tài sản sẽ mua (tài sản thế chấp hình thành trong tương lai) làm TSĐB. Thông thường, bạn có thể thế chấp: nhà, đất, căn hộ chung cư, xe,... sắp mua.

5.4. Hồ sơ vay

VPBank yêu cầu khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của NHNN:

Hồ sơ pháp lý cá nhân

  • CMT/ CCCD/ Hộ chiếu/ CMT quân đội còn hiệu lực pháp lý.

  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú còn thời hạn

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn/ Quyết định ly hôn/ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho:

+ Người vay (bao gồm cả vợ và chồng).

+ Chủ sở hữu TSTC (bao gồm cả vợ và chồng).

+ Người bảo lãnh trả nợ (bao gồm cả vợ và chồng)

+ Người đồng vay (bao gồm cả vợ và chồng).

Hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

  • CMT/ Hộ chiếu/ giấy tờ khác tương đương CMND của người đại diện pháp luật. Các giấy tờ cần còn hiệu lực.

  • Giấy ủy quyền.

  • Giấy phép ĐKKD.

Giấy ĐKKD là giấy tờ cần thiết để vay kinh doanh thế chấp TSĐB

Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn

Phương án sử dụng vốn và SXKD

Hồ sơ chứng minh thu nhập

  • Thu nhập của cá nhân: bảng lương, xác nhận bảng lương, sao kê lương, hợp đồng lao động,...

  • Thu nhập từ hoạt động SXKD của hộ gia đình/ doanh nghiệp

Giấy tờ khác

  • Hồ sơ tài sản đảm bảo: sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán nhà/ mua bán căn hộ/ mua bán xe, giấy tờ có giá, giấy đăng ký xe ô tô...

  • Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của VPBank

Tùy thuộc khoản vay mà số lượng giấy tờ trong hồ sơ có thể thay đổi. Bạn có thể xem thông tin cụ thể tại website VPBank, liên hệ tổng đài 1900.5454.15 hoặc nhận tư vấn trực tiếp từ nhân viên Quan hệ khách hàng.

5.5. Thời hạn, lãi suất, hạn mức vay

Thời hạn vay của VPBank với khoản vay thế chấp ngân hàng rất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng. Tùy thuộc gói vay, khách hàng có thể vay trung và dài hạn, thời hạn khoản vay kéo dài: 5 năm, 7 năm, 8 năm, 10 năm, 15 năm, 25 năm. Thời hạn vay lâu nhất mà VPBank đang hỗ trợ là 25 năm cho khoản vay sửa chữa nhà.

Lãi suất vay ngân hàng VPBank cũng rất ưu đãi và cạnh tranh. Thông thường, lãi suất vay thế chấp ngân hàng VPBank từ 7%/ năm và nhiều ưu đãi về ân hạn, giảm lãi suất theo chính sách từng thời kỳ.

Hạn mức cho khoản vay thế chấp từ 60 - 100% giá trị TSĐB, tối đa 100% giá trị khoản vay. Tùy thuộc gói vay lựa chọn, VPBank hỗ trợ khoản vay lên tới 3.000.000.000 - 10.000.000.000 đồng.

Các chuyên gia tài chính đánh giá VPBank đang hỗ trợ khách hàng rất tốt về thời hạn, lãi suất và hạn mức vay.

5.6. Thủ tục vay

Quy trình vay thế chấp ngân hàng VPBank khá đơn giản. Khách hàng có thể chọn 1 trong 2 kênh đăng ký: kênh truyền thống (chi nhánh/ phòng giao dịch), kênh hiện đại (website/ app VPBank NEO).

Tại chi nhánh

  • Bước 1: Đăng ký lịch hẹn giao dịch tại https://bookingonline.vpbank.com.vn/ trước khi đi

  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và di chuyển đến chi nhánh giao dịch VPBank gần nhất.

  • Bước 3: Gặp nhân viên Quan hệ khách hàng và yêu cầu vay thế chấp.

  • Bước 4: Nghe tư vấn và hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.

  • Bước 5: Chờ phê duyệt khoản vay và nhận giải ngân.

Khách hàng đăng ký vay thế chấp tại chi nhánh VPBank


Cách đăng ký vay thế chấp này phù hợp với những người có điều kiện thời gian hoặc gần chi nhánh VPBank. Khách hàng cần đến giao dịch trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.

Đăng ký online

  • Bước 1: Truy cập https://vaythechap.vpbank.com.vn/ và xem chọn gói vay phù hợp.

  • Bước 2: Điền các thông tin: Họ và tên, chọn Nơi ở hiện tại, số điện thoại, email, chọn Tài sản thế chấp (Nhà/ Đất/ Xe), chọn Chi nhánh hỗ trợ (Có/ Không).

Các thông tin cần điền để đăng ký vay thế chấp VPBank

  • Bước 3: Nhấn Đăng ký để hoàn tất.

Hoàn tất đăng ký khoản vay thế chấp qua kênh online

  • Bước 4: Chờ chuyên viên Quan hệ khách hàng liên hệ xác nhận và hướng dẫn thủ tục.

  • Bước 5: Chờ phê duyệt và nhận giải ngân.

5.7. Phương thức trả nợ

Nhằm hỗ trợ khách hàng thanh toán khoản vay thế chấp nhanh chóng, đơn giản nhất, VPBank triển khai nhiều hình thức nhận thanh toán:

  • Hệ thống đại lý Payoo: Hệ thống này chấp nhận thanh toán khoản vay của VPBank với hơn 6.800 điểm giao dịch tại các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Bạn chỉ cần cung cấp số tài khoản thu nợ của khoản vay, nhân viên cửa hàng sẽ cung cấp số tiền cần thanh toán.

  • Trích nợ tự động từ tài khoản: Khách hàng có thể đăng ký trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán qua VPBank NEO, tổng đài 1900.5454.15 hoặc tại phòng giao dịch.

  • Chuyển khoản: Bạn có thể chuyển khoản từ tài khoản thanh toán khoản vay. Trong đó, ngân hàng nhận là VPBank và chi nhánh nhận là chi nhánh bất kỳ (Hội sở, sở giao dịch, HCM, Hà Nội,...)

  • Chi nhánh VPBank: Bạn có thể thanh toán tiền mặt tại các chi nhánh/ phòng giao dịch/ cây ATM đa năng của VPBank.

  • Bưu điện VNPost: Bạn có thể thanh toán khoản vay tại hơn 2.000 bưu cục của VNPost rồi thanh toán nộp tiền vào tài khoản. Bạn chỉ cần cung cấp số tài khoản thanh toán khoản vay và mã nghiệp vụ của VPBank là 1303.

Hệ thống bưu cục của VNPost hỗ trợ thu tiền khoản vay thế chấp VPBank

Lưu ý: 

  • Các hình thức thanh toán từ đơn vị khác: Payoo, VNPost cần chờ thời gian hạch toán. Để tránh phát sinh lãi chậm thanh toán, bạn nên chủ động thanh toán trước 3 ngày quy định. 

  • Điền đầy đủ thông tin và kiểm tra chắc chắn giao dịch thành tông.

  • Với các giao dịch của đơn vị khác, bạn nên giữ lại biên lai để đối chiếu trong trường hợp cần thiết.


Có thể bạn quan tâm:

Bạn vừa cùng các chuyên gia tài chính VPBank tìm hiểu về khoản vay thế chấp ngân hàng và những vấn đề liên quan. Nếu bạn cần được hỗ trợ tài chính về khoản vay này với lãi suất tốt nhất, thủ tục nhanh chóng, giải ngân trong 5 phút thì hãy liên hệ ngay VPBank qua website/ app VPBank NEO, hotline hoặc phòng giao dịch VPBank gần nhất.
Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm