Tài sản thế chấp là gì? Có những loại nào? Quy định mới 2024

Tài sản thế chấp là gì? Có các loại tài sản thế chấp nào? Quy định mới nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên năm 2024. Hãy cùng VPBank tìm hiểu Đa số các khoản vay sẽ được xét duyệt hạn mức cao hơn nếu bạn có tài sản thế chấp. Vậy bạn có biết tài sản thế chấp là gì, có các loại nào và quy định như thế nào? VPBank sẽ chia sẻ cụ thể vấn đề này với bạn qua các nội dung sau!

1. Tài sản thế chấp là gì? Thế chấp tài sản là gì?

Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tài sản này do bên thế chấp giữ hoặc thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Thế chấp thường áp dụng cho các tài sản có giá trị cao

Theo đó, tài sản này thường là các vật có giá trị cao được sử dụng trong các giao dịch nhằm thể hiện thiện chí và đảm bảo việc trả nợ của người người vay. Trong quá trình vay tiền, người vay có thể tiếp tục dùng tài sản này cho mục đích kinh doanh, sử dụng, cho mượn,... 

Tài sản thế chấp được chấp nhận có thể rất đa dạng: bất động sản, xe cộ,... Thông thường, đây là các tài sản có giá trị, được nhiều người đánh giá cao và có sự thẩm định, xác nhận của chuyên gia.

Thực tế, tài sản này có vai trò khá đặc biệt:

  • Là cơ sở để xác định hạn mức vay

  • Là cơ sở để nhận định thiện chí cũng như khả năng trả nợ ngân hàng.

  • Đảm bảo quyền lợi của bên cho vay và bên vay.


Xem thêm: Vay tiền thế chấp tài sản: Lợi ích - Điều kiện - Các hình thức vay

2. Phân loại tài sản thế chấp

Tài sản dùng để thế chấp ngân hàng được phân theo nhiều loại:

2.1 Theo sự tồn tại

Tài sản hữu hình là tài sản có khả năng chiếm một phần không gian chứa đựng nó. Với loại tài sản này, bạn có thể dùng các giác quan của con người để cảm nhận trực tiếp: dùng tay để sờ cầm nắm, dùng mắt để nhìn, dùng mũi để ngửi,... Một số tài sản hữu hình: nhà cửa, đất đai, xe cộ, hàng hóa,...

Nhà cửa là tài sản hữu hình, còn quyền sử dụng đất là tài sản vô hình

Tài sản vô hình là loại tài sản được trình bày dưới dạng thông tin, tri thức hoặc các quyền tài sản: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán hợp đồng, quyền sở hữu,... Bạn không thể cầm nắm trực tiếp các tài sản này. Tuy nhiên, khi kiểm tra các thông tin giấy tờ xác nhận, bạn có thể cảm nhận sự tồn tại chân thực của nó.

Tài sản vô hình không cần cất chứa, không tốn nhiều diện tích nhưng về giá trị biến động có thể vượt xa tài sản hữu hình. Giá trị tài sản vô hình cũng được định giá phức tạp hơn. 

2.2 Theo đặc tính di dời của tài sản

Theo điều 318 Bộ luật dân sự 2015 về Tài sản thế chấp quy định:

  • Nếu thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản đó sẽ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

  • Còn nếu thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đây là cách phân loại tài sản theo khả năng di dời.

Nhà đất là bất động sản nhưng xe là động sản


Động sản là những tài sản có thể di chuyển bằng cơ học, có khả năng biến đổi về tính chất vật lý. Các tài sản thuộc dạng động sản điển hình: xe cộ, máy tính, điện thoại,... 

Bất động sản là những tài sản cố định không thể di dời bằng cơ học. Thông thường, các tài sản này mang tính địa điểm và tính địa hạt cao. Các loại tài sản được xếp vào bất động sản theo điều 107 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất, tài sản khác gắn liền với đất, nhà, công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Vay thế chấp nhà 2024: Điều kiện, thủ tục có khó?

2.3 Theo đặc điểm hình thành

Bộ luật dân sự 2015 quy định về 2 loại tài sản này tại điều 108 như sau:

  • Tài sản hiện có là các tài sản đã hình thành. Theo đó, người vay đã xác lập quyền sở hữu cũng như các quyền khác trước hoặc tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

  • Tài sản hình thành trong tương lai dùng để chỉ các tài sản chưa hình thành hoặc tài sản đã hình thành. Chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

2.4 Theo sự quản lý của Nhà nước

Tài sản có đăng ký quyền sở hữu là các tài sản thế chấp mà người vay cần chứng minh quyền sở hữu, được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền. Đa số là các tài sản có giá trị lớn, có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống của nhiều người. Một số tài sản điển hình của loại này: nhà cửa, đất, công trình xây dựng, một số phương tiện giao thông (máy bay, du thuyền, ô tô, xe máy,...), một số quyền sở hữu công nghiệp (bằng sáng chế,...) 

Bằng sáng chế là tài sản có đăng ký quyền sở hữu

Tài sản không đăng ký quyền sở hữu là các tài sản còn lại, người vay không cần chứng minh mối quan hệ đã đăng ký với chủ sở hữu. Thông thường, đây là các tài sản có giá trị thấp.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

Người vay là bên thế chấp tài sản, nắm quyền sở hữu trực tiếp với tài sản. Thực tế, quyền và nghĩa vụ đối với bên thế chấp đã được quy định tại điều 320 và 321 của Bộ luật dân sự 2015:

3.1 Quyền

Bên thế chấp có các quyền sau đây với tài sản: 

  • Khai thác công dụng, hưởng lợi nhuận từ tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Đầu tư làm tăng giá trị tài sản.

  • Nhận lại tài sản và các giấy tờ liên quan sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ hoặc thay thế nghĩa vụ đảm bảo bằng tài sản khác.

  • Bán, thay thế, trao đổi. Nếu là hàng hóa luân chuyển, khi thu được tiền thanh toán, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản thay thế hoặc trao đổi sẽ trở thành tài sản thế chấp.

  • Bán, trao đổi, tặng tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong sản xuất kinh doanh nếu được ngân hàng cho vay đồng ý.

  • Cho thuê, cho mượn tài sản này nhưng phải thông báo với bên thuê.

Bạn có thể chủ động gia tăng giá trị tài sản

3.2 Nghĩa vụ

Cùng với các quyền, bên vay có nghĩa vụ sau với tài sản này:

  • Giao giấy tờ liên quan đến tài sản.

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản.

  • Khắc phục hoặc ngừng khai thác nếu tài sản có nguy cơ giảm hoặc mất giá trị.

  • Sửa chữa/ thay thế thế chấp bằng tài sản khác nếu tài sản đảm bảo cũ bị hư hỏng.

  • Cung cấp thông tin chung thực về tình trạng tài sản cho ngân hàng nhận thế chấp.

  • Giao tài sản cho ngân hàng xử lý theo quy định của pháp luật.

  • Thông báo rõ ràng và đầy đủ quyền của người thứ ba với tài sản.

  • Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng tài sản.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

Đối với ngân hàng có tư cách là bên nhận thế chấp, quyền và nghĩa vụ của tổ chức này như sau:

4.1 Quyền

Ngân hàng có các quyền với tài sản thế chấp bao gồm:

  • Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản nhưng không ảnh hưởng đến việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản.

  • Yêu cầu người vay cung cấp thông tin về tình trạng thực tế của tài sản.

  • Yêu cầu người vay bảo đảm an toàn và giá trị tài sản.

  • Thực hiện đăng ký thế chấp.

  • Yêu cầu bàn giao tài sản để xử lý theo quy định pháp luật.

  • Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản.

Ngân hàng có quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản được thế chấp

4.2 Nghĩa vụ

Đồng thời, ngân hàng cũng có các nghĩa vụ sau đây với tài sản:

  • Trả lại giấy tờ cho người vay sau khi chấm dứt thế chấp.

  • Thực hiện các thủ tục xử lý tài sản theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Bạn vừa cùng VPBank tìm hiểu về tài sản thế chấp là gì, quy định về phân loại tài sản cùng quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Đây là tài sản bắt buộc với các khoản vay thế chấp hiện nay. Vì vậy bạn hãy lưu ý các thông tin này để tiến hành thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đầy đủ. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin về các khoản vay hoặc thế chấp tài sản, hãy liên hệ ngay với VPBank qua http://www.vpbank.com.vn hoặc tổng đài 1900.54.54.15 bất kỳ lúc nào!


Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm