Lựa chọn mua nhà để xây dựng tổ ấm là một quyết định quan trọng đối với mỗi gia đình. Quá trình mua bán tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt về giấy tờ pháp lý. Thông thường, nhà hợp pháp sẽ có sổ đỏ hoặc sổ hồng. Vậy bạn nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng? Loại sổ nào có giá trị hơn? Hãy cùng VPBank tìm hiểu cụ thể về vấn đề này để có quyết định sáng suốt nhất.
Tiêu chí |
Sổ đỏ |
Sổ hồng |
Tên gọi pháp lý |
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |
Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở. Tên đầy đủ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. |
Màu bìa |
Màu đỏ |
Màu hồng cánh sen |
Đối tượng cấp |
Người sử dụng đất |
Người sở hữu nhà ở, căn hộ |
Đơn vị cấp |
Bộ Tài nguyên Môi trường |
Bộ Xây dựng |
Thời điểm cấp |
Trước ngày 10/12/2009 |
Bộ Xây dựng ban hành trước ngày 10/8/2005 và đổi thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng kể từ 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009. |
Sổ đỏ được nhiều người biết đến là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là chứng thư pháp lý được cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng.
Trong khi đó, sổ hồng là Giấy chứng nhận hợp pháp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu.
Bạn có nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng không? 2 loại sổ này có khác nhau?
Trên thực tế, pháp luật không có quy định về sổ đỏ, sổ hồng. Đây chỉ là tên gọi mà người dân tự đặt cho giấy chứng nhận liên quan đến đất và nhà ở.
Căn cứ khoản 16 điều 3 Luật Đất đai 2013, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” chính là chứng thư pháp lý được Nhà nước ban hành nhằm xác nhận quyền hợp pháp của chủ sở hữu với đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Như vậy, thực chất, 2 sổ này là một loại và từ ngày 10/12/2009, tên gọi duy nhất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thực tế, giá trị pháp lý và giá trị thực của các giấy tờ này không khác nhau.
Thời điểm hiện tại, cả sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý như nhau.
Trên hệ thống quản lý chi tiết, cơ quan có thẩm quyền đều ghi nhận quyền sử dụng với đất, quyền sở hữu với chung cư, căn hộ, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng hay sổ đỏ đều ghi nhận các quyền này.
2 sổ này đều có giá trị pháp lý như nhau
Giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng tùy thuộc vào giá trị thị trường của mảnh đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất được ghi nhận. Bản thân loại sổ không thay đổi được giá trị này, trừ trường hợp sổ giả.
Sổ có ghi chú các thông tin như diện tích, vị trí, tình trạng nhà ở, số lượng tài sản gắn liền với đất,... Kèm theo các vấn đề liên quan đến đất: sổ thật hay giả, có tranh chấp không, có đồng sở hữu không, có thuộc dự án cần giải tỏa không, đã thanh toán xong nợ liên quan đến nhà đất chưa... Điều này sẽ quyết định giá trị thực tế của sổ.
Nếu bạn muốn vay tiền ngân hàng bằng căn nhà của mình, ngân hàng sẽ căn cứ vào những điều trên để xác định giá trị thực tế. Từ đó, hạn mức tín dụng được xác định rõ ràng và cụ thể.
Như vậy, 2 loại sổ này đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, mỗi cuốn sổ lại có giá trị khác nhau tùy thuộc vào đánh giá thực tế về đất, nhà/ căn hộ và các tài sản gắn liền với đất.
Xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ/ sổ hồng: Điều kiện, thủ tục có khó?
Mua nhà có sổ hồng hay sổ đỏ đều được, điều quan trọng là sổ thật.
Như bạn đã biết, sổ hồng và sổ đỏ đều được pháp luật công nhận giá trị pháp lý như nhau. Do đó, khi bạn mua bán quyền sử dụng nhà đất đã có 1 trong 2 loại sổ này đều hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, do nhà đất là một loại tài sản lớn đối với cá nhân và gia đình nên bạn cần kiểm tra, đối chiếu kỹ lưỡng các thông tin. Điều này giúp hạn chế các rủi ro không mong muốn sau này.
Nhà có sổ đỏ hoặc sổ hồng đều có thể mua bán bình thường
Khi mua nhà có sổ đỏ hoặc sổ hồng, bạn đừng vội vàng giao dịch ngay. Hãy bình tĩnh cẩn thận kiểm tra tình trạng sổ kèm các giấy tờ chứng minh chính chủ và hiện trạng pháp lý của ngôi nhà. Sau đây là một số kinh nghiệm mà bạn nên nắm rõ:
Tìm hiểu chủ nhà đất thực tế: Bạn cần gặp và kiểm chứng rõ ràng chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân có khớp với các thông tin ghi nhận trong sổ hay không.
Kiểm tra thông tin quy hoạch tại trung tâm địa chính: Bạn nên kiểm tra tình trạng quy hoạch thực địa và so sánh với thực tế trong sổ. Không hiếm trường hợp diện tích, quy hoạch thực tế khác với thông tin địa chính. Đất nhỏ hơn, lớn hơn,... hoàn toàn có thể xảy ra.
Kiểm tra vấn đề pháp lý: Bạn cần nắm chính xác mảnh đất đó có đang thuộc diện tranh chấp, khiếu nại không. Hỏi thăm thông tin địa phương, kiểm tra các nguồn trên internet,... giúp bạn biết được thông tin này nhanh chóng.
Kiểm tra các vấn đề tài chính: Bạn nên nắm chính xác tình trạng nhà đất, căn hộ đó có đang bị vay vốn, thế chấp hay không. Thông tin này được ghi tại bìa số 3 hoặc số 4 của sổ. Ngoài ra, một số cơ quan cấp 1 tờ giấy riêng đính kèm giữa sổ và có đóng dấu giáp lai. Nếu bạn muốn vay vốn ngân hàng để mua thửa đất hoặc ngôi nhà đó, bạn có thể nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra chính xác tình trạng này kèm theo một số vấn đề liên quan đến sổ và chủ sở hữu.
Xác định các giấy tờ cần thiết để giao dịch chuyển nhượng: Bạn có thể nhờ hỗ trợ của các văn phòng luật sư hoặc tham khảo Luật đất đai để được hướng dẫn các giấy tờ cần thiết cho thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
Có thể bạn quan tâm:
Vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ có được không? Thủ tục có đơn giản?
Giới thiệu 7 cách giúp bạn tiết kiệm tiền mua nhà chỉ trong 5 năm
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nên mua nhà có sổ đỏ hay sổ hồng. 2 loại sổ này đều có giá trị pháp lý như nhau. Vì thế, bạn hãy yên tâm mua bán, miễn là đảm bảo sổ thật. Tình trạng sổ giả không còn xa lạ nên bạn hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng, tránh thất thoát tài sản và mất thời gian.
Một trong những giải pháp kiểm tra tình trạng sổ và tình trạng nhà đất chính là vay vốn ngân hàng. Bằng các nghiệp vụ chặt chẽ, ngân hàng xác minh chính xác tình trạng nhà đất mà bạn quan tâm. Đồng thời, bạn cũng tìm được nguồn hỗ trợ tài chính hợp lý, chi phí cực thấp và đặc biệt uy tín. Nếu bạn cần hỗ trợ khoản vay này, hãy liên hệ ngay với VPBank qua https://www.vpbank.com.vn/ hoặc gọi điện thoại tới tổng đài 1900.54.54.15.
Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?