Thẻ tín dụng bị khóa gây ra rất nhiều bất tiện. Đặc biệt là khi bạn đang đi công tác, du lịch tại nước ngoài. Dưới đây là 5+ nguyên nhân và cách khắc phục, giúp bạn chủ động giải quyết nhanh chóng tình huống này, khôi phục lại việc sử dụng thẻ bình thường.
Đa số ngân hàng quy định số lần nhập mã PIN tối đa là 3 lần để tránh trường hợp có kẻ gian tìm ra mã và sử dụng thẻ. Do đó, nếu nhập mã PIN 3 lần bị sai thì ngay lập tức ngân hàng sẽ khóa thẻ. Đây là biện pháp giúp ngân hàng đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi của chủ thẻ.
Giải pháp: Bạn gọi điện đến trực tiếp tổng đài hoặc đến văn phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng để yêu cầu cấp lại mã PIN.
Ngân hàng tạm khóa thẻ để tránh kẻ gian sử dụng thẻ của bạn
Hầu hết thẻ tín dụng có thời gian thanh toán là 15 ngày kể từ ngày lập sao kê. Quá thời gian này mà khách hàng chưa thanh toán toàn bộ hoặc chưa hoàn trả một phần tối thiểu thì sẽ được xếp vào nhóm nợ xấu. Nếu quá hạn nhiều lần liên tiếp, ngân hàng sẽ khóa thẻ nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Đồng thời giúp khách hàng chú ý đến thời hạn thanh toán kế tiếp, tránh bị điểm xấu tín dụng xấu. (Điểm tín dụng thấp ảnh hưởng rất lớn nếu bạn cần vay tiền ngân hàng).
Nếu trong vòng 6 tháng, khách hàng chưa thanh toán hết nợ thì thẻ tín dụng sẽ bị khóa vĩnh viễn. Hơn nữa, khi quá hạn thanh toán, số tiền đã chi tiêu sẽ bị tính thêm lãi suất quá hạn, số tiền khách hàng phải trả sẽ nhiều hơn.
Giải pháp: Hãy nhanh chóng thanh toán đầy đủ số tiền đã chi tiêu trong thẻ theo đúng kỳ sao kê và số tiền còn nợ trước đó.
Hãy lưu ý ngày đến hạn sao kê để không bị nợ xấu
Tương tự như thẻ ATM, thẻ tín dụng nếu không phát sinh giao dịch trong 1 năm thì ngân hàng sẽ tạm khóa thẻ. Việc này giúp khách hàng không phải chi trả khoản phí thường niên tương đối cao. Đồng thời giúp ngân hàng quản lý tốt hơn tập khách hàng của mình.
Tuy nhiên, khi không dùng thẻ, bạn đã bỏ lỡ hàng chục triệu tiết kiệm mỗi năm. Bởi ngân hàng thường có nhiều ưu đãi như giảm giá, hoàn tiền, đổi điểm thưởng lấy voucher, trả góp 0% …Đối tác của ngân hàng cũng có khuyến mại hấp dẫn cho chủ thẻ tín dụng.
Giải pháp: Hãy kiểm tra tình trạng của thẻ trước khi thanh toán để có giải pháp khác nếu bạn đã quên thời gian dùng thẻ gần nhất. Sau đó liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được hướng dẫn các thủ tục mở khóa thẻ.
Chi tiêu ít nhất 1 lần trong 2 tháng để duy trì hoạt động của thẻ
Mỗi thẻ tín dụng có một thời gian sử dụng nhất định, được in nổi trên mặt trước của thẻ (thường từ 3-5 năm). Ví dụ như 05/2020 - 05/2025. Sau thời hạn này, thẻ sẽ bị khóa và khách hàng phải làm lại thẻ mới hoặc gia hạn thời gian sử dụng.
Nếu chưa hết hạn sử dụng mà thẻ bị khóa thì có thể là do ngân hàng đã không còn phát hành loại thẻ này. Thẻ đã cũ, bị lỗi thời. Ngân hàng sẽ chuyển thẻ của khách hàng sang một thẻ tín dụng mới, có hạn mức và các tính năng tương đương như thẻ cũ.
Giải pháp: Khách hàng liên hệ trực tiếp với nhân viên ngân hàng hoặc đến văn phòng giao dịch để được tư vấn và gia hạn thẻ. Khi đi khách hàng mang theo CMND và hồ sơ cần thiết. Nếu đăng ký mới, khách hàng có thể đăng ký online trên ứng dụng của ngân hàng để tiết kiệm tối đa thời gian của mình.
Nên gia hạn trước 3 tháng nếu thẻ sắp hết hạn
Các giao dịch phát sinh vào thời gian bất thường như 23h - 5h sáng, giao dịch từ website lạ, thanh toán quá hạn mức thẻ… được ngân hàng xếp vào nhóm giao dịch khả nghi hoặc gian lận. Lúc này ngân hàng sẽ khóa thẻ tạm thời nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu, tránh trường hợp bị kẻ xấu lén sử dụng.
Giải pháp: Khách hàng nên liên hệ ngay với ngân hàng để xác nhận tài khoản vẫn ổn, yêu cầu ngân hàng mở thẻ để tiếp tục sử dụng.
Khóa thẻ để đảm bảo an toàn cho chính bạn
Có thể do máy ATM/POS bị lỗi, chưa được cài đặt đúng nên không đọc được thẻ của bạn, tạo hiểu lầm đây là giao dịch bất thường. Đôi khi do thẻ không được bảo quản tốt, bị xước chữ số, mã thanh toán cũng khiến thẻ bị nghi ngờ. Vì vậy, ngân hàng sẽ khóa thẻ để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng.
Giải pháp: Khách hàng liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được hướng dẫn mở khóa thẻ hoặc đến trực tiếp điểm giao dịch để được hỗ trợ.
Trên đây là các trường hợp thẻ tín dụng bị khóa (tính theo quy định về sử dụng và phát hành thẻ tín dụng tại thời điểm hiện tại). Nếu thẻ của bạn không thanh toán được và có dấu hiệu bị khóa, vui lòng liên hệ lên hotline của ngân hàng phát hành để được hỗ trợ và mở thẻ nhanh chóng.
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?