Hạn mức thẻ tín dụng là một trong những yếu tố quyết định khách hàng sẽ lựa chọn chiếc thẻ nào phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng cũng hiểu rõ hạn mức thẻ tín dụng là gì, cách nâng hạn mức thế nào? Chính vì thế VPBank sẽ chia sẻ cụ thể và chi tiết các thông tin này qua các nội dung sau!
Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán chi tiêu bằng thẻ này.
Mỗi ngân hàng phát hành thẻ quy định hạn mức tối đa cho từng loại thẻ riêng biệt. Thậm chí khi cùng sử dụng một loại thẻ tín dụng nhưng hạn mức cho từng khách hàng cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, một số ngân hàng chấp nhận các giao dịch vượt hạn mức của thẻ tín dụng quy định kèm theo phí vượt hạn mức.
Mỗi thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khác nhau
Hạn mức này được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo,... của chủ thẻ khi đăng ký mở ban đầu. Thông thường thẻ tín dụng cơ bản có hạn mức dưới 100.00.000 đồng, trong khi thẻ đen cho phép chi tiêu lên đến hàng tỷ đồng.
Hiện nay, thẻ tín dụng đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc nắm rõ hạn mức thẻ bạn cần kiểm tra phí vượt hạn mức nhằm cân đối tiêu dùng các loại thẻ này để tránh các khoản phí phát sinh không mong muốn.
Mỗi thẻ tín dụng có hạn mức riêng và có liên quan đến một số lợi ích riêng của thẻ như hoàn tiền rút tiền mặt,... Thực tế, không phải thẻ nào cũng có các quyền lợi này.
Hạn mức tín dụng của thẻ (còn gọi là tổng hạn mức tín dụng thẻ) là số tiền tối đa trong 1 tháng mà chủ thẻ được phép chi tiêu qua tất cả các kênh thanh toán: trực tiếp qua thẻ, rút tiền mặt,...
Hạn mức giao dịch ngày là số tiền tối đa trong 1 ngày mà chủ thẻ được phép chi tiêu bằng các kênh thanh toán được thẻ tín dụng ghi nhận. Thông thường, hạn mức này được tính bằng tổng hạn mức tín dụng chia trung bình cho 30 ngày.
Hạn mức thanh toán qua thẻ là số tiền tối đa chủ thẻ trong 1 tháng thanh toán trực tiếp qua thẻ (không bao gồm rút tiền mặt).
Hạn mức rút tiền mặt là số tiền mặt tối đa trong 1 tháng hoặc 1 ngày mà chủ thẻ có thể rút tại cây ATM, phòng giao dịch ngân hàng. Khi rút tiền mặt, chủ thẻ có thể cần thanh toán một khoản phí theo quy định riêng của từng ngân hàng.
Hạn mức hoàn tiền là mức chi tiêu tối thiểu trực tiếp bằng thẻ tín dụng trong đó chủ thẻ sẽ được hoàn lại một tỷ lệ % tương ứng theo quy định trên số tiền chi tiêu thực tế đó. Hạn mức này có thể căn cứ theo số tiền chi tiêu thực tế qua một số đối tác có liên kết với ngân hàng như sàn thương mại điện tử, nhà hàng, quán cafe, cửa hàng quần áo,...
Về bản chất tín dụng như một khoản vay ngân hàng, tiêu trước trả sau. Độ tín nhiệm của bạn càng cao thì thẻ của bạn có hạn mức càng cao. Nhưng làm thế nào ngân hàng có thể đánh giá mức độ tín nhiệm của bạn? Sau đây là một số yếu tố quan trọng mà các ngân hàng dựa vào đó để đánh giá cấp hạn mức đối với thẻ tín dụng tương ứng:
Mức thu nhập - nhu cầu chi tiêu: Số tiền tiêu dùng và thu nhập hàng tháng thực tế càng cao thì ngân hàng có thể xem xét hạn mức thẻ càng cao.
Tính chất công việc, ngành nghề: Một số lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên hỗ trợ hạn mức tín dụng cao hơn so với ngành nghề khác. Điều này tùy thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng.
Lịch sử tín dụng: Điểm tín dụng càng cao, lịch sử tín dụng càng tốt, không có khoản vay nợ xấu, thanh toán đúng hạn,... là cơ sở để ngân hàng xét duyệt hạn mức tín dụng cho thẻ của bạn cao hơn.
Qua việc xét duyệt kỹ lưỡng các yếu tố quy định, ngân hàng sẽ quyết định loại thẻ, hạn mức thẻ phù hợp với đánh giá và khả năng chi tiêu - thanh toán của từng khách hàng.
Chi tiêu cùng thẻ tín dụng VPBank hạn mức hấp dẫn
Có thể.
Ngân hàng có quy trình tăng hay giảm hạn mức của thẻ tín dụng khác nhau dựa trên đánh giá nhu cầu tài chính và điểm tín dụng trong quá trình sử dụng thẻ thực tế. Khi đó, ngân hàng có thể xem xét tự động tăng hạn mức tương ứng cho tín dụng của chủ thẻ. Ngoài ra, bạn có thể nộp yêu cầu xét duyệt tăng hạn mức thẻ nếu có nhu cầu.
Hạn mức áp dụng cho các thẻ tín dụng ngân hàng hiện nay có thể dao động từ 10.000.000 đồng cho đến 2.000.000.000 đồng và thậm chí là không cố định. Do vậy, các ngân hàng cũng cho phép khách hàng tăng - giảm hạn mức theo khả năng tài chính của bản thân. Dưới đây là những điều kiện và cách thực hiện để tăng hạn mức của thẻ tín dụng VPBank mà bạn có thể tham khảo.
Điều kiện xét duyệt tăng hạn mức đối với thẻ tín dụng ngân hàng dựa trên những yếu tố sau:
Thu nhập tăng: Bạn cần chứng minh thu nhập hiện tại với ngân hàng cao hơn thu nhập khi đăng ký mở thẻ. Hoặc bạn cần cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu tài sản khác như: sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, giấy tờ nhà đất,...
Lịch sử tín dụng tốt: Dựa vào thói quen giao dịch thẻ tốt tạo nên lịch sử giao dịch tốt như: thanh toán nợ đúng, đủ kỳ hạn; sử dụng thẻ đúng mục đích; hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng; kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới.
Điểm tín dụng cao, lịch sử tín dụng tốt là điều kiện cần để tăng hạn mức cho thẻ.
Ngân hàng xét duyệt nâng hạn mức không yêu cầu khách hàng bổ sung thêm hồ sơ. Trường hợp bạn chủ động đề xuất nâng hạn mức, một số giấy tờ sau vô cùng cần thiết:
Giấy yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.
Bản sao hợp đồng lao động gần nhất.
Bảng sao kê lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng.
Về thời gian, ngân hàng sẽ chủ động thông báo nâng hạn mức khi đến kỳ thẩm định. Còn nếu bạn chủ động thực hiện, bạn cần đến ngân hàng trong giờ hành chính để trao đổi. Thời gian chờ thẩm định khoảng 2-3 tuần tùy thuộc quy trình của từng ngân hàng.
Về mức phí, đa số ngân hàng đều đang miễn phí cho chủ thẻ muốn thẩm định nâng hạn mức. VPBank là một trong những ngân hàng điển hình đang áp dụng chính sách này mà bạn có thể tham khảo.
Thông thường ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tự động hoặc sau khi nhận được yêu cầu tăng hạn mức từ khách hàng. Trường hợp làm thẻ tín dụng bằng cách ký quý, khách hàng cần mang thêm tiền ký quỹ và điền thêm vào mẫu đơn yêu cầu giảm/ tăng hạn mức của thẻ tín dụng. Dưới đây là cách tăng hạn mức của thẻ tín dụng đơn giản:
Khi thu nhập càng cao chúng ta có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Thông thường ngân hàng sẽ tự động xét duyệt tăng hạn mức cho bạn sau khi xem xét các thói quen chi tiêu trên thẻ. Đây có thể được xem như phần thưởng cho việc sử dụng thẻ tín dụng lâu dài, thói quen chi tiêu tốt.
Một số ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng khi hạn mức được tự động thay đổi. Nếu không đồng ý với việc tăng hạn mức mới, bạn chỉ cần liên hệ ngân hàng để yêu cầu giữ nguyên hạn mức cũ.
Các thủ tục cần thiết để yêu cầu thay đổi hạn mức của thẻ tín dụng đơn giản như sau:
Bước 1: Khách hàng cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ. Trường hợp mở thẻ bằng hình thức ký quỹ, bạn cần bổ sung số tiền tương ứng với hạn mức tăng thêm.
Bước 3: Chờ kết quả thẩm định.
Tăng/ giảm hạn mức thẻ của VPBank với thủ tục đơn giản
Thẻ tín dụng có thể được nâng hạn mức tự động hoặc chủ động. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng hạn mức thành công, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Sử dụng thẻ liên tục: Ngân hàng chỉ xét duyệt tăng hạn mức khi bạn đã sở hữu thẻ tín dụng từ 6 tháng đến 1 năm trở lên. Lúc này, ngân hàng có cơ sở đánh giá mức độ chi tiêu, điểm tín dụng của bạn rõ ràng hơn.
Chứng minh thu nhập: Thu nhập là điều kiện tiên quyết để xác định khả năng trả nợ. Vì thế, bạn hãy dùng các chứng từ tốt nhất để chứng minh thu nhập thực tế của mình.
Tạo sự tín nhiệm: Ngân hàng đặc biệt đánh giá cao những khách hàng có thiện chí trả nợ đúng hẹn, đầy đủ và kiểm soát chi tiêu tốt, sử dụng thẻ đúng mục đích,...
Xem thêm:
Vay online nhanh trả góp theo tháng chỉ cần CCCD ở đâu an toàn và lãi suất tốt nhất? Hướng dẫn địa chỉ, thủ tục, điều kiện vay A-Z. Cùng tìm hiểu
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?