Số thẻ tín dụng là gì? Cấu tạo và cách bảo mật thẻ cần biết

Số thẻ tín dụng có vai trò quan trọng trong việc bảo mật và thanh toán của chủ thẻ. Vậy số thẻ tín dụng là gì? Có cấu tạo và ý nghĩa ra sao?

Số thẻ tín dụng là dãy số in nổi trên mặt trước của thẻ, thường gồm 16 hoặc 19 chữ số, đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt thẻ tín dụng của bạn với các thẻ khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cấu tạo, ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy số này. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về số thẻ tín dụng là gì, bài viết dưới đây VPBank sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về số thẻ tín dụng, cấu trúc và cách bảo mật hiệu quả. Hãy cùng khám phá ngay để sử dụng thẻ tín dụng một cách an toàn và thông minh!

1. Số thẻ tín dụng là gì?

Số thẻ tín dụng là dãy số đặc biệt được in nổi trên bề mặt thẻ, nằm ở mặt trước và phía trên thông tin cá nhân của chủ thẻ. Dãy số này hoạt động như một mã định danh duy nhất cho mỗi chiếc thẻ, tạo nên sự khác biệt giữa thẻ này với các thẻ khác trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tại Việt Nam, các thẻ tín dụng thường mang dãy số 16 chữ số, trong khi trên thế giới, con số này có thể dao động từ 16 đến 19 chữ số tùy thuộc vào tổ chức phát hành và loại thẻ.

Nhiều người dùng mới thường nhầm lẫn giữa số thẻ tín dụng với số tài khoản ngân hàng thông thường. Thực tế, đây là hai mã số hoàn toàn khác biệt phục vụ cho các mục đích riêng biệt. Trong khi số tài khoản liên kết với tài khoản tiền gửi của khách hàng, số thẻ tín dụng lại liên quan đến hạn mức tín dụng được cấp và được sử dụng trong mọi giao dịch thanh toán, đặc biệt là các giao dịch trực tuyến.


Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Cách sử dụng thẻ tín dụng thông thái

2. Cấu tạo và ý nghĩa của số thẻ tín dụng 

Cấu tạo số thẻ tín dụng tuân theo một hệ thống phân cấp logic nhằm mã hóa nhiều thông tin quan trọng trong một dãy số ngắn gọn. Mỗi phân đoạn trong dãy 16 chữ số đều mang một ý nghĩa riêng biệt, giúp hệ thống tài chính nhận diện và xử lý giao dịch một cách chính xác. Cụ thể, dãy số này được phân chia thành các nhóm chức năng sau:

Cấu tạo và ý nghĩa của số thẻ tín dụng

Chữ số đầu tiên (IIN - Industry Identifier Number): Chữ số này cung cấp thông tin về loại tổ chức phát hành thẻ. Sự phân loại này giúp xác định nhanh chóng nguồn gốc của thẻ tín dụng:

  • Chữ số 1, 2: Thẻ tín dụng do các hãng hàng không phát hành

  • Chữ số 3: Thẻ liên quan đến các hãng giải trí, du lịch và lữ hành

  • Chữ số 4, 5: Thẻ tín dụng từ các tổ chức tài chính và ngân hàng

  • Chữ số 6: Thẻ do các ngân hàng và doanh nghiệp phát hành

  • Chữ số 7: Thẻ liên quan đến các công ty dầu khí

  • Chữ số 8: Thẻ từ các công ty viễn thông

  • Chữ số 9: Thẻ tín dụng do Nhà nước phát hành

Cụm 3 chữ số tiếp theo: Nhóm này thể hiện mã định danh (ID) của tổ chức hoặc ngân hàng phát hành. Kết hợp với chữ số đầu tiên, 4 chữ số đầu tiên của thẻ (được gọi là BIN - Bank Identification Number) cho phép hệ thống thanh toán định tuyến giao dịch đến đúng ngân hàng phát hành.


Cụm 9 chữ số kế tiếp: Đây là phần quan trọng nhất, đại diện cho số tài khoản cụ thể của chủ thẻ tại ngân hàng phát hành. Mỗi khách hàng sẽ có một dãy số duy nhất, giúp ngân hàng liên kết giao dịch với đúng chủ sở hữu.

Chữ số cuối cùng (Checksum): Được tính toán dựa trên thuật toán Luhn, chữ số này đóng vai trò như một cơ chế kiểm tra để xác minh tính hợp lệ của toàn bộ dãy số thẻ. Hệ thống sẽ thực hiện phép tính toán dựa trên 15 chữ số đầu tiên, và kết quả phải khớp với chữ số kiểm tra này để thẻ được coi là hợp lệ.

Mỗi nhà phát hành thẻ lớn như Visa, MasterCard, American Express hay JCB đều có cấu trúc số thẻ riêng biệt, tạo nên sự đa dạng trong hệ thống thẻ tín dụng toàn cầu. Chẳng hạn:

  • Thẻ Visa luôn bắt đầu bằng số 4

  • Thẻ MasterCard bắt đầu bằng số 5

  • Thẻ American Express bắt đầu bằng số 3 (đặc biệt là 34 hoặc 37)

  • Thẻ Discover bắt đầu bằng 6011 hoặc 65

Cấu trúc thông minh này không chỉ giúp phân loại và định danh thẻ một cách hiệu quả mà còn tạo nên lớp bảo mật đầu tiên thông qua thuật toán Luhn, ngăn chặn việc tạo ra các số thẻ giả một cách ngẫu nhiên.


Xem thêm: Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng đơn giản nhất

3. 3 cách dùng sổ thẻ tín dụng hữu ích nhất

Số thẻ tín dụng không chỉ được sử dụng trong thanh toán thông thường mà còn có nhiều ứng dụng thiết thực khác trong đời sống tài chính hàng ngày. Dưới đây là ba cách sử dụng hữu ích nhất của dãy số đặc biệt này:

3.1. Chuyển tiền vào thẻ khác nhờ số thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là loại thẻ ngân hàng đặc biệt với tính năng “chi tiêu trước trả tiền sau”. Thẻ tín dụng không có chức năng chuyển khoản đi mà chỉ có thể nhận chuyển khoản từ thẻ ghi nợ khác về tài của mình. Khách hàng sử dụng tính năng này để thanh toán sao kê thẻ tín dụng mà không cần đến ngân hàng nộp tiền mặt.

Cách thực hiện cũng tương tự như cách chuyển tiền thông thường. Khách hàng chỉ cần thực hiện theo 5 bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng ngân hàng điện tử (internet banking) và tiến hành đăng nhập

  • Bước 2: Trên menu nhấn chọn “Chuyển khoản” sau đó chọn “Tới số thẻ”

  • Bước 3: Lựa chọn ngân hàng phát hành thẻ tín dụng và điền các thông tin chuyển khoản như: số thẻ tín dụng, số tiền, nội dung chuyển khoản,...

  • Bước 4: Xác nhận các thông tin chuyển khoản. Nếu hoàn toàn chính xác, nhấn chọn “Tiếp tục”

  • Bước 5: Nhập OTP gửi về điện thoại để xác nhận giao dịch

Sử dụng số thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch nhận chuyển khoản

3.2. Tra cứu số dư thẻ tín dụng 

Số dư thẻ tín dụng là khoản tiền khả dụng còn trong thẻ tính tại thời điểm khách hàng kiểm tra tài khoản tín dụng của mình. Mỗi thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng khác nhau tùy thuộc vào khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Do đó, mỗi kỳ khách hàng chỉ được phép chi tiêu trong hạn mức cho phép. Kiểm tra số dư thường xuyên giúp khách hàng biết số tiền có thể sử dụng là bao nhiêu để từ đó có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Tra cứu số dư thẻ tín dụng rất dễ dàng. Mỗi ngân hàng sẽ có những cách kiểm tra khác nhau. Dưới đây là những cách kiểm tra số dư thẻ tín dụng của VPBank. Khách hàng có thể tham khảo:

Cách 1: Đến văn phòng giao dịch để kiểm tra

Khách hàng mang CMND/CCCD đến văn phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng VPBank để được hỗ trợ. VPBank hỗ trợ khách hàng kiểm tra số dư thẻ tín dụng trong khung giờ hành chính.

Đến trực tiếp văn phòng giao dịch của VPBank để kiểm tra số dư thẻ tín dụng

Cách 2: Sử dụng SMS Banking

Phương pháp này được áp dụng cho những khách hàng đang sử dụng dịch vụ SMS Banking của VPBank. Để kiểm tra số dư thẻ tín dụng, khách hàng thực hiện cú pháp sau:

  • Đối với kiểm tra số dư của tài khoản mặc định: VPB SD gửi 8149

  • Đối với kiểm tra số dư của tài khoản tín dụng khác: VPB SD Số_tài_khoản gửi 8149

Trong đó: 

  • “_” là khoảng trống. 

  • Số_tài_khoản là số tài khoản VPBank

  • Mức phí mỗi lần kiểm tra là 1,000 VNĐ.

Sử dụng SMS Banking để kiểm tra số dư thẻ tín dụng dễ dàng

Cách 3: Sử dụng VPBank Online

VPBank Online là ứng dụng trực tuyến của ngân hàng VPBank cung cấp tất cả tiện ích cho khách hàng. Cách kiểm tra số dư thẻ tín dụng bằng ứng dụng này rất đơn giản như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản ứng dụng VPBank Online

Bước 2: Nhấn chọn “Tài khoản”, sau đó nhấn chọn “Số dư tài khoản”. Kết quả sẽ được hệ thống trả lại trên màn hình trong giây lát.

Sử dụng VPBank Online để kiểm tra số dư thẻ tín dụng

3.3. Thanh toán hóa đơn

Thẻ tín dụng có thể thanh toán cho hầu hết các loại hóa đơn mua sắm, tiêu dùng như hóa đơn ăn uống, xem phim, mua sắm, thanh toán điện nước, internet, bảo hiểm, y tế, giáo dục,...

Quy trình thanh toán khá đơn giản:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản vào internet banking hoặc ứng dụng ngân hàng điện tử của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng

  • Bước 2: Nhấn chọn “Thanh toán” và lựa chọn dịch vụ mà khách hàng muốn thanh toán.

  • Bước 3: Chọn tài khoản nguồn là thẻ tín dụng của bạn. Hãy xem số thẻ tín dụng để lựa chọn đúng tài khoản.

  • Bước 4: Hoàn tất thanh toán

Thẻ tín dụng -  thanh toán nhanh chóng, tiện lợi

4. Các cách bảo mật số thẻ tín dụng 

Ngoài dãy số được in nổi ở mặt trước thì mặt sau của mỗi thẻ tín dụng còn có mã bảo mật thẻ CVV/CVC (Card Security Code). Mã bảo mật này rất quan trọng. Nếu để lộ mã CVV/CVC chủ thẻ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin và phải chịu các rủi ro về tài chính như giao dịch gian lận, bị rút hết tiền mặt... Do đó khách hàng hãy bảo vệ mã số này an toàn bằng các cách:

  • Xóa hoặc che mã số CVV/CVC

  • Ký trực tiếp vào mặt sau của thẻ. Nhân viên thanh toán sẽ xác thực chủ thẻ bằng việc đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký trên thẻ.

  • Đăng ký dịch vụ SMS Banking để nhận mã OTP xác minh về điện thoại.

  • Tránh đăng nhập thông tin tài khoản vào các website không uy tín.

  • Không cho người khác mượn hoặc sử dụng thẻ

  • Không chia sẻ thông tin thẻ tín dụng qua các kênh thiếu bảo mật như email, tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi điện thoại.

  • Hạn chế chia sẻ ảnh chụp thẻ tín dụng trên mạng xã hội hoặc ứng dụng nhắn tin.

  • Cất giữ thẻ tín dụng ở nơi an toàn, tránh để thẻ nơi công cộng hoặc dễ tiếp cận.

  • Không để người khác mượn thẻ tín dụng của mình trong bất kỳ trường hợp nào.

  • Kiểm tra thẻ thường xuyên để đảm bảo không bị mất hoặc đánh cắp.

  • Báo ngay cho ngân hàng nếu phát hiện thẻ bị mất để kịp thời khóa thẻ.

  • Tránh sử dụng mạng Wi-Fi công cộng không mã hóa khi thực hiện các giao dịch tài chính.

  • Sử dụng các dịch vụ ví điện tử hoặc cổng thanh toán trung gian uy tín để hạn chế việc chia sẻ trực tiếp thông tin thẻ.

  • Kiểm tra sao kê thẻ tín dụng đều đặn để phát hiện các giao dịch bất thường.

Bảo vệ mã số thẻ tín dụng ở mặt sau để đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch

Những bài viết cùng chủ đề:

Ngoài các biện pháp trên khách hàng nên lựa chọn loại thẻ tín dụng có công nghệ bảo mật cao như 3D Secure - Công nghệ bảo mật 3 bước mới nhất của VPBank dành cho thẻ MasterCard. Khách hàng sẽ được bảo vệ an toàn cho số thẻ tín dụng cũng như các giao dịch mọi lúc mọi nơi.Tìm hiểu chi tiết các loại thẻ tín dụng này tại đây hoặc liên hệ VPBank qua hotline 1900 54 54 15 để được tư vấn chi tiết.


Đăng ký ngay

Có thể bạn quan tâm