Tài khoản đồng sở hữu - Giải pháp quản lý tài sản chung hiệu quả

Tìm hiểu về tài khoản đồng sở hữu với một thẻ ngân hàng hiện nay. Đặc điểm của loại tài khoản này, những ưu nhược điểm mà mỗi người nên nắm được.

Trong cuộc sống hiện nay, càng có nhiều cá nhân và tổ chức muốn tìm kiếm phương pháp quản lý tài sản một tiện lợi và tài khoản đồng sở hữu đang nổi lên như một lựa chọn tối ưu. Không chỉ hỗ trợ việc quản lý tài sản chung, loại tài khoản này còn đảm bảo tính công bằng và minh bạch giữa các bên tham gia. Vậy đây là loại tài khoản như thế nào? Dưới đây, VPBank sẽ giải đáp thông tin chi tiết và giúp mọi người có cái nhìn khái quát nhất.

1. Tài khoản đồng sở hữu là gì?

Tài khoản đồng sở hữu hay còn gọi là Joint Account. Đây là một tài khoản ngân hàng do hai người trở lên cùng chia sẻ quyền sở hữu và sử dụng. Loại tài khoản này không khác biệt nhiều so với tài khoản cá nhân nhưng nó có những ưu điểm riêng.

Tài khoản đồng sở hữu giúp nhiều người có thể sử dụng chung một tài khoản ngân hàng

Vợ chồng, người thân hoặc đối tác kinh doanh thường sử dụng tài khoản đồng sở hữu vì tính tiện lợi và khả năng quản lý tài chính chung. Với tài khoản này, mọi chủ tài khoản đều có quyền thực hiện các thao tác như rút tiền, nạp tiền và xem sao kê giao dịch. Điều này cũng cực kỳ thuận tiện đối với các khoản tài sản chung giữa nhiều người.

Xem thêm: Cách lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả, chi tiết từ A - Z

2. Đặc điểm của tài khoản đồng sở hữu

Một trong những đặc điểm quan trọng của tài khoản đồng sở hữu là tất cả các chủ tài khoản đều có quyền kiểm soát và tiếp cận tài khoản. Trong đó bao gồm quản lý tài khoản tiết kiệm, hạn mức tín dụng, và các khoản vay. Điều này mang lại tính minh bạch và tiện lợi trong việc quản lý tài chính chung. Tuy nhiên, các giao dịch rút tiền thường yêu cầu sự đồng thuận từ tất cả các bên đồng sở hữu để đảm bảo tính đồng thuận.

Việc mở tài khoản đồng quyền sở hữu cũng khá đơn giản, tương tự như mở tài khoản cá nhân, nhưng cần sự có mặt của tất cả các bên khi thực hiện mở tài khoản. Điều này áp dụng cho các loại tài khoản tiền gửi và cả các sản phẩm như vay tín chấp.

Tài khoản đồng sở hữu mang lại tính minh bạch và tiện lợi trong việc quản lý chung

Ngoài ra, nếu muốn thêm người dùng phụ hoặc ủy quyền sử dụng thẻ tín dụng từ tài khoản chung, quy trình này thường đòi hỏi chữ ký xác nhận của người đồng sở hữu để đảm bảo quyền truy cập hợp lệ.

Bên cạnh đó, nếu một trong những chủ sở hữu không thể thanh toán các khoản nợ liên quan thì các bên đồng sở hữu khác có nghĩa vụ phải góp phần thanh toán.

3. Lợi ích khi mở tài khoản đồng sở hữu

Hiện nay nhiều người lựa chọn mở tài khoản đồng sở hữu là vì những ưu điểm như sau:

  • Tài khoản này cho phép các chủ sở hữu gộp tiền lại với nhau để dễ dàng đáp ứng yêu cầu số dư tối thiểu mà không cần mở nhiều tài khoản riêng biệt.

  • Các chủ sở hữu có thể chia sẻ trách nhiệm tài chính và cùng đưa ra các quyết định, giúp việc quản lý tiền trở nên hiệu quả và minh bạch hơn.

  • Mỗi chủ tài khoản có quyền sử dụng toàn bộ số tiền trong tài khoản và không bị giới hạn về số lần rút tiền, mang lại sự linh hoạt tối đa trong việc chi tiêu.

  • Khi cùng nhau sở hữu tài khoản, các chủ tài khoản có thể tạo ra nguồn tiền gửi lớn hơn so với tài khoản cá nhân, giúp đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính.

  • Tài khoản đồng sở hữu là lựa chọn phù hợp cho các cặp vợ chồng mới cưới để quản lý tài chính chung. Các phụ huynh cũng có thể sử dụng tài khoản này để thêm tên con cái hoặc người ủy quyền vào tài khoản, thuận tiện cho việc chi trả các giao dịch.

Tài khoản đồng sở hữu mang lại nhiều lợi ích tiện lợi

4. Vợ chồng có nên mở tài khoản đồng sở hữu không? Điều kiện để vợ chồng mở tài khoản đồng sở hữu

Mở tài khoản đồng sở hữu là một cách hiệu quả giúp vợ chồng dễ dàng quản lý tài chính gia đình. Với tài khoản này, họ có thể kết hợp các nguồn thu nhập để chi trả cho hóa đơn, quản lý các khoản nợ chung và tạo dựng một quỹ tiết kiệm riêng biệt hoặc đầu tư cho tương lai. Tài khoản chung không chỉ giúp mọi người có thể minh bạch hơn trong chi tiêu mà còn củng cố niềm tin giữa hai người khi cùng chia sẻ trách nhiệm tài chính.

Xem thêm: Chia sẻ 8 cách tiết kiệm tiền hiệu quả mà ai cũng làm được

Vợ chồng có nên mở chung tài khoản đồng quyền sở hữu

Tuy nhiên, trước khi quyết định mở tài khoản chung, vợ chồng cần thảo luận kỹ lưỡng và đạt được sự đồng thuận về việc sử dụng và quản lý tài khoản sao cho phù hợp. Điều này là để tránh những mâu thuẫn có thể phát sinh nếu một người thực hiện giao dịch hoặc rút tiền mà không có sự đồng ý của người còn lại.

5. Quy trình mở tài khoản đồng sở hữu

Nếu bạn muốn mở một tài khoản đồng quyền sở hữu thì làm theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tìm ngân hàng phù hợp 

Đầu tiên, hãy tìm ngân hàng phù hợp và xem qua các yêu cầu của họ về mở tài khoản, như độ tuổi, số dư tối thiểu và giấy tờ cần có. Kiểm tra trước các tài liệu cần thiết sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ phù hợp theo yêu cầu

Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cá nhân như chứng minh thư, sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe (nếu có) và các giấy tờ liên quan của cả hai người đồng sở hữu.

Bước 3: Hoàn thiện đầy đủ thông tin và ký hợp đồng mở tài khoản 

Điền thông tin của cả bạn và người đồng sở hữu, gồm tên, ngày sinh, địa chỉ và số chứng minh thư, sau đó ký hợp đồng mở tài khoản với ngân hàng.

Hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản đồng quyền sở hữu

Bước 4: Gửi tiền vào tài khoản 

Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn cần gửi tiền vào tài khoản để kích hoạt, có thể bằng cách nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Bước 5: Sử dụng tài khoản

Khi đã kích hoạt tài khoản, mọi người có thể dùng tài khoản chung này để thanh toán, rút tiền, chuyển khoản. Đặc biệt là thực hiện các giao dịch khác như nạp tiền vào thẻ tín dụng hay mua sắm trực tuyến.

Xem thêm: Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng VPBank dễ dàng chỉ trong 5 phút

6. Tài khoản đồng sở hữu khi xảy ra tranh chấp sẽ giải quyết như thế nào?

Khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên đồng sở hữu tài khoản, quyết định cuối cùng sẽ dựa trên các hợp đồng và thỏa thuận mà cả hai đã ký kết khi mở tài khoản. Những thỏa thuận này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cách xử lý tranh chấp.

Trong trường hợp hai bên không thể tự giải quyết, ngân hàng có quyền đóng tài khoản đồng sở hữu và chuyển toàn bộ số tiền cho một bên hoặc phân chia số tiền theo tỷ lệ theo quy định pháp luật. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào luật pháp của quốc gia và tình huống cụ thể.

Giải quyết tranh chấp khi sử dụng tài khoản cùng sở hữu

Do đó, trước khi mở tài khoản đồng sở hữu, cả hai bên cần trao đổi kỹ và thống nhất rõ ràng về các điều khoản và điều kiện. Nếu có tranh chấp, mọi người nên ưu tiên giải quyết một cách minh bạch và hợp lý để tránh những hậu quả không đáng có.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những thông tin và kiến thức cơ bản về tài khoản đồng sở hữu mà VPBank muốn cung cấp cho mọi người. Nếu bạn chưa hiểu rõ bất kỳ thông tin nào hay muốn mở một tài khoản đồng quyền sở hữu thì hãy truy cập vào www.vpbank.com.vn hoặc liên hệ tổng đài 1900.54.54.15 để được hỗ trợ.


Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm