Thông tin về tỷ giá hối đoái là gì trong nền kinh tế. Tất tần tật kiến thức về giá hối đoái, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá và nền kinh tế quốc gia.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao cùng một chiếc điện thoại lại có giá khác nhau khi mua ở Việt Nam và Mỹ? Đó là do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Và cách tính loại tỷ giá này như thế nào đúng chuẩn? Say đây là những thông tin chi tiết về tỷ giá hối đoái, đặc điểm và những điều cần biết khi tìm hiểu về dạng hối đoái này.
Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá. Đây là tỷ lệ chuyển đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Nói cách khác, đó là giá trị của một đồng tiền khi được chuyển đổi sang đồng tiền khác. Cụ thể hơn, tỷ giá này sẽ cho biết số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị của đồng tiền nước ngoài.
Tìm hiểu tỷ giá hối đoái là gì
Sau khi hiểu tỷ giá hối đoái là gì thì bạn nên hiểu rõ hơn về các loại tỷ giá hối đoái như sau:
Tỷ giá hối đoái được phân loại thành hai loại chính theo nghiệp vụ ngân hàng:
Tỷ giá mua vào (Buying rate): Là tỷ giá mà ngân hàng sử dụng để mua ngoại tệ từ khách hàng. Tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá bán ra và khách hàng sẽ nhận được số tiền ít hơn so với giá trị thực tế của ngoại tệ khi bán cho ngân hàng.
Tỷ giá bán ra (Selling rate): là mức tỷ giá được ngân hàng sử dụng khi cung cấp ngoại tệ cho khách hàng. Tỷ giá này thường cao hơn tỷ giá mua vào và khách hàng sẽ phải trả nhiều hơn khi muốn mua ngoại tệ từ ngân hàng.
Tỷ giá hối đoái cũng có thể được phân loại dựa trên cách mà chính phủ hoặc ngân hàng trung ương quản lý và can thiệp vào thị trường. Cụ thể:
Tỷ giá cố định: Là mức tỷ giá do chính phủ hoặc ngân hàng trung ương quy định và duy trì ổn định bằng cách can thiệp vào thị trường. Mặc dù giúp tạo ra sự ổn định, việc này đòi hỏi nhiều nguồn lực để thực hiện.
Tỷ giá động: Là tỷ giá do thị trường tự quyết định dựa trên cung cầu ngoại tệ. Tỷ giá này thường biến động theo thời gian và được sử dụng phổ biến trong các nền kinh tế tự do.
Tỷ giá mềm: Là tỷ giá động nhưng có sự can thiệp từ ngân hàng trung ương để duy trì sự ổn định. Tỷ giá này thường xuất hiện trong các nền kinh tế đang phát triển.
Tỷ giá kép: Là tỷ giá cho phép áp dụng nhiều mức giá khác nhau cho các loại giao dịch thương mại khác nhau. Mục đích là giúp điều chỉnh các hoạt động kinh tế theo nhu cầu cụ thể.
Phân loại tỷ giá hối đoái theo ngoại hối
Theo phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia thành hai loại chính:
Tỷ giá chuyển đổi (conversion rate): Đây là tỷ giá dùng khi chuyển đổi một đơn vị tiền tệ sang đơn vị khác để thực hiện thanh toán quốc tế, thường áp dụng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc thanh toán trực tuyến.
Tỷ giá hối đoái (exchange rate): Tỷ giá này dùng để quy đổi giá trị giữa các loại tiền tệ trong các giao dịch mua bán ngoại tệ hoặc đầu tư nước ngoài.
Ngoài các kiến thức về tỷ giá hối đoái là gì, phân loại thì chế độ giá hối đoái cũng được nhiều người quan tâm.
Đây là loại tỷ giá mà giá trị của một đồng tiền được phép dao động tự do trên thị trường ngoại hối, tùy thuộc vào cung cầu. Đồng tiền theo chế độ này được gọi là đồng tiền thả nổi. Nhiều người cho rằng tỷ giá thả nổi tốt hơn tỷ giá cố định vì nó phản ứng linh hoạt với các biến động thị trường. Từ đó giúp giảm bớt tác động của các cú sốc kinh tế và chu kỳ kinh doanh quốc tế.
Tỷ giá này được thiết lập bằng cách gắn giá trị của một đồng tiền với một đồng tiền khác hoặc một thước đo giá trị như vàng, bạc, hoặc kim cương. Khi giá trị tham chiếu tăng hoặc giảm, giá trị của đồng tiền neo vào cũng thay đổi tương ứng. Đồng tiền theo chế độ này được gọi là đồng tiền cố định. Đây là chế độ tỷ giá ngược lại hoàn toàn với tỷ giá thả nổi.
Đây là hình thức trung gian giữa tỷ giá cố định và thả nổi. Thực tế cho thấy, không có đồng tiền nào hoàn toàn thả nổi vì điều này có thể gây mất ổn định cho đồng tiền và chính sách tiền tệ quốc gia. Chế độ này cho phép tỷ giá dao động nhưng có sự can thiệp của ngân hàng trung ương khi cần thiết để duy trì sự ổn định.
Đặc điểm tỷ giá thả nổi có điều tiết
Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ liên quan đến ngoại hối của quốc gia. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh dựa trên quy luật cung cầu và chính sách của Ngân hàng Nhà nước, chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài làm tăng tỷ giá hối đoái và giảm giá trị nội tệ, do đồng nội tệ mất sức mua so với ngoại tệ. Ngược lại, lạm phát thấp giúp duy trì giá trị nội tệ ổn định.
Hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Khi một quốc gia có thặng dư thương mại (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu), nhu cầu đồng nội tệ tăng lên, làm tỷ giá tăng. Ngược lại, thâm hụt thương mại khiến nhu cầu ngoại tệ giảm, kéo tỷ giá xuống.
Khi thu nhập quốc gia tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu cũng tăng, dẫn đến cầu ngoại tệ cao hơn và tỷ giá tăng. Thu nhập giảm sẽ kéo cầu ngoại tệ và tỷ giá xuống.
Lãi suất cao hơn ở trong nước thu hút đầu tư, làm tăng giá trị đồng nội tệ và giảm tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất thấp hơn, dòng tiền chảy ra nước ngoài nhiều hơn, khiến tỷ giá tăng.
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Xem thêm: Lãi suất điều hành là gì? Những điều cần biết về lãi suất điều hành
Tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch và giá cả hàng hóa. Dưới đây là cách tỷ giá hối đoái tác động đến hai lĩnh vực kinh tế chính:
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá so với đồng tiền của đối tác thương mại, hàng hóa của quốc gia đó trở nên rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Điều này làm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, qua đó cải thiện cán cân thương mại.
Tuy nhiên, sự giảm giá quá mức có thể làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu, gây áp lực lên giá thành sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp. Ngược lại, nếu đồng tiền tăng giá, hàng hóa trở nên đắt hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại.
Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn đầu tư nước ngoài. Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá, việc đầu tư vào quốc gia đó trở nên hấp dẫn hơn do chi phí thấp hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó góp phần thu hút vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi đồng tiền tăng giá, đầu tư nước ngoài có thể giảm do chi phí đầu tư cao hơn.
Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì? Khám phá cách đầu tư theo chu kỳ phù hợp
Chính sách tỷ giá hối đoái của Đồng Việt Nam hiện nay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành linh hoạt theo cơ chế tỷ giá trung tâm với biên độ dao động ±3% quanh tỷ giá trung tâm hàng ngày.
Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết để ổn định tỷ giá và duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách này cũng gắn liền với việc quản lý dự trữ ngoại hối nhằm đảm bảo đủ nguồn lực để ứng phó với các biến động trên thị trường quốc tế.
Quy định chính sách tỷ giá hối đoái của Đồng tiền Việt Nam
Khi đã hiểu tỷ giá hối đoái là gì và các kiến thức liên quan thì bạn có thể nghiên cứu thêm cách tính tiền giá này. Cụ thể, sẽ ba cách tính tỷ giá hối đoái phổ biến là:
Cách tính tỷ giá giữa hai đồng tiền định giá: Yết giá/Định giá = (Yết giá/USD) ÷ (Định giá/USD)
Cách tính tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá: Yết giá/Định giá = (USD/Định giá) ÷ (USD/Yết giá)
Cách tính tỷ giá giữa đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá: Yết giá/Định giá = (Yết giá/USD) ÷ (USD/Định giá)
Có thể bạn quan tâm:
Ngân hàng số là gì? Lợi ích nổi bật cho người dùng hiện nay?
Giải ngân là gì? 6 hình thức giải ngân khoản vay phổ biến nhất
Như vậy, với thông tin trên chắc chắn có thể giúp bạn nắm được tỷ giá hối đoái là gì. Nhìn chung, đây là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương mại, đầu tư và các chính sách tài chính của mỗi quốc gia. Khi hiểu rõ về tỷ giá hối đoái giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Từ đó, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch quốc tế.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về cách tỷ giá hối đoái vận hành và những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nó? VPBank sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và hữu ích nhất để hỗ trợ mọi quyết định tài chính hiệu quả.
Ngành tài chính, ngân hàng đã và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Cùng điểm qua top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm 2024.