Định chế tài chính là gì? Vai trò, chức năng và phân loại

Tìm hiểu về định chế tài chính: khái niệm, vai trò, chức năng và các loại hình quan trọng trong nền kinh tế. Khám phá ngay các loại hình tài chế để đảm bảo an toàn.

Hiện nay, định chế tài chính đóng vai trò quan trọng như một mắt xích không thể thiếu trong nền kinh tế, giúp luân chuyển nguồn vốn và thúc đẩy sự phát triển. Nhưng định chế thực chất là gì? Chúng đảm nhận những vai trò và chức năng nào? Và có những loại hình định chế tài chính nào trên thị trường hiện nay? Hãy cùng VPBank khám phá sâu hơn để hiểu rõ cách các định chế này tác động đến nền kinh tế cũng như cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

1. Định chế tài chính là gì? 

Định chế tài chính là các tổ chức hoặc cơ chế được thành lập theo quy định pháp luật, đóng vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế. Định chế được thiết lập ra để đảm bảo dòng chảy vốn từ người có nguồn vốn dư thừa (người tiết kiệm hoặc người cho vay) sang người cần vốn (người đầu tư hoặc người đi vay).

Định chế tài chính và đặc điểm cơ bản

2. Vai trò quan trọng của định chế tài chính đối với nền kinh tế

Về cơ bản, định chế tài chính có vai trò lớn trong nền kinh tế, cụ thể:

  • Các định chế tài chính đóng vai trò trung gian kết nối nguồn vốn từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp, đảm bảo dòng tiền được lưu thông hiệu quả. Nhờ đó, các định chế tài chính trở thành nhân tố cốt lõi trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế thông qua việc kiểm soát và quản lý dòng tiền.

  • Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ mà các định chế tài chính cung cấp giúp nhà đầu tư phân tán nguồn vốn vào nhiều danh mục khác nhau. Điều này không chỉ mở rộng cơ hội đầu tư mà còn giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự an toàn và ổn định cho khoản vốn đầu tư.

  • Nhờ sự hỗ trợ từ các định chế tài chính, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trong quá trình giao dịch và đầu tư. Các chi phí như tìm kiếm thông tin, thực hiện giao dịch, và quản lý vốn được tối ưu hóa thông qua các công cụ và dịch vụ tài chính mà các tổ chức này cung cấp.

  • Ngân hàng thương mại, một dạng định chế tài chính phổ biến, cung cấp các phương thức thanh toán hiện đại. Ví dụ như giao dịch trực tuyến internet banking, thanh toán bằng thẻ và ví điện tử. Những cơ chế này giúp thị trường vận hành nhanh chóng, tiện lợi, và tiết kiệm thời gian, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong thời đại số.

Ngân hàng thương mại là một dạng định chế tài chính phổ biến

3. Có các hình thức định chế tài chính nào hiện nay

Hiện nay có 2 hình thức định chế tài chính, mỗi loại có những đặc điểm và tính năng khác nhau như sau:

3.1. Định chế tài chính trung gian

Định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính đảm nhận vai trò kết nối giữa nguồn cung và nguồn cầu vốn, giúp dòng tiền được luân chuyển một cách hiệu quả. Thông qua việc mua tài sản tài chính từ người cần vốn và bán lại tài sản tài chính cho người cung vốn, các tổ chức này thúc đẩy các giao dịch gián tiếp về mặt tài chính trên thị trường.

Ví dụ về định chế nguồn tài chính trung gian:

  • Tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, liên hiệp tín dụng.

  • Tổ chức tiết kiệm hợp đồng: Công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ trợ cấp.

  • Trung gian đầu tư: Công ty tài chính liên ngành, quỹ đầu tư.

  • Những tổ chức này không chỉ giúp phân phối vốn mà còn mang lại sự an toàn và hiệu quả cho người tham gia thị trường.

Xem thêm: Tài sản thế chấp là gì? Có những loại nào? Quy định mới hiện nay

3.2. Định chế tài chính bán trung gian

Khác với định chế trung gian, định chế tài chính bán trung gian hoạt động như một nhà môi giới, kết nối trực tiếp giữa người cung cấp vốn và người cần vốn mà không thông qua các tài sản tài chính. Thay vì "giữ vốn", họ chuyển tài sản từ người phát hành sang người đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ví dụ về định chế tài chính bán trung gian:

  • Công ty chứng khoán: Hỗ trợ giao dịch cổ phiếu, trái phiếu giữa người bán và người mua.

  • Ngân hàng đầu tư: Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và kết nối các doanh nghiệp với nhà đầu tư.

Hình thức này thường phù hợp với các giao dịch tài chính trực tiếp, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các bên liên quan.

Các công ty chứng khoán là một dạng định chế tài chính bán trung gian

4. Các loại định chế tài chính theo Pháp luật Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam chúng ta, có một số loại hình định chế tài chính hợp pháp, bao gồm:

4.1. Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính có vai trò quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính trong hệ thống. Ngân hàng trung ương thiết lập các chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, cung ứng tiền tệ và điều hành lãi suất để ổn định nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính làm việc trực tiếp với ngân hàng trung ương để triển khai các sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.

Xem thêm: Ngân hàng nhà nước là gì? Danh sách các ngân hàng nhà nước

Ngân hàng trung ương đóng vai trò giám sát và quản lý

4.2. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính phục vụ trực tiếp các cá nhân và doanh nghiệp. Họ cung cấp các dịch vụ tài chính phổ biến như tài khoản tiền gửi, cấp tín dụng, vay vốn, và tư vấn tài chính. Ngân hàng thương mại cũng là trung gian hỗ trợ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn và dài hạn của khách hàng.

4.3. Liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng là tổ chức tài chính hợp tác không vì mục tiêu lợi nhuận, thuộc sở hữu của các thành viên trong liên hiệp. Lợi nhuận từ hoạt động của liên hiệp được chia trực tiếp cho các thành viên, không phân phối ra bên ngoài. Mô hình này tập trung vào việc hỗ trợ tài chính cho các thành viên và nâng cao lợi ích cộng đồng.

4.4. Ngân hàng và công ty đầu tư

  • Ngân hàng đầu tư: Không thực hiện nhận tiền gửi, ngân hàng đầu tư hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán hoặc các công cụ tài chính khác.

  • Công ty đầu tư/ quỹ tương hỗ: Tập hợp vốn từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức để tham gia thị trường chứng khoán. Đây là phương thức giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận với thị trường vốn rộng lớn hơn.

Các quỹ đầu tư là một loại định chế tài chính theo quy định hiện nay

4.5. Công ty môi giới

Công ty môi giới đóng vai trò là cầu nối, hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu,... Họ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính, giúp kết nối giữa người mua và người bán một cách hiệu quả.

4.6. Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo vệ tài sản và quyền lợi tài chính cho khách hàng. Các sản phẩm bảo hiểm chuyển đổi rủi ro tài chính (tai nạn, thiên tai, tổn thất) thành các khoản bồi thường, giúp cá nhân và tổ chức duy trì sự ổn định trước các sự kiện bất ngờ.

Xem thêm: Bảo hiểm thân vỏ ô tô giá bao nhiêu? Những lưu ý khi mua

Công ty bảo hiểm và định chế tài chính

4.7. Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Đây là các tổ chức tài chính chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân. Họ hoạt động theo hình thức nắm giữ lẫn nhau, trong đó các thành viên đều có quyền lợi. Thông thường, hiệp hội không cung cấp quá 20% tổng vốn vay cho doanh nghiệp, đảm bảo tập trung vào các dịch vụ dành cho cá nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Định chế tài chính là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, không chỉ đảm bảo dòng chảy vốn liên tục mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững. Việc hiểu rõ vai trò, chức năng và phân loại các định chế như VPBank đã chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cơ chế hoạt động của nền kinh tế. 

Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về định chế này. Nếu cần hỗ trợ thêm thì mọi người hãy liên hệ 1900.54.54.15 hoặc truy cập www.vpbank.com.vn để được tư vấn chi tiết!


Đăng ký ngay
VPBank NEO