VPBank là ngân hàng tư nhân lớn và uy tín, có những dịch vụ tín dụng nhiều ưu đãi cho quý khách hàng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều những tin đồn thất thiệt về quy trình thu hồi nợ của VPBank, gây hoang mang cho khách hàng và các bên liên quan. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng thông tin về quy trình thu hồi nợ của VPBank, và trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Có hay không việc ngân hàng VPBank thuê giang hồ đòi nợ?”
Báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý và cuối năm là những giấy tờ bắt buộc mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Vậy báo cáo tài chính gồm những gì, lập như thế nào, hạn nộp ngày nào và cần lưu ý gì khi lập? Hãy cùng VPBank khám phá câu trả lời chi tiết về bộ báo cáo này của doanh nghiệp qua các nội dung sau đây!
Báo cáo tài chính (viết tắt là BCTC) là bộ hồ sơ chứa các thông tin, tình hình hoạt động kinh doanh, kinh tế của doanh nghiệp, được ghi chép bởi bộ phận kế toán.
Bộ báo cáo này được áp dụng cho tất cả các công ty hoạt động tại Việt Nam, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo này theo đúng thời gian chính xác theo quy định.
Báo cáo tài chính là bộ chứng từ bắt buộc cần nộp của doanh nghiệp
Theo khoản 3 điều 29 Luật Kế toán 2015, thời hạn nộp báo cáo tài chính trong vòng 3 tháng, chậm nhất là sau 90 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán mỗi năm theo quy định pháp luật.
Một số trường hợp đặc biệt: chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động,... báo cáo tài chính cần được nộp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định ủy thác thực hiện theo công văn 4132/TCT-CS.
Một bộ báo cáo tài chính cuối năm tiêu chuẩn gồm tờ khai quyết toán thuế (cho doanh nghiệp và cá nhân), bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi phần bảng có đặc điểm riêng nhưng đều yêu cầu trình bày trung thực, chính xác.
Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính: nguồn vốn và tài sản. Bảng này liệt kê các thông tin cụ thể về tài sản, khoản đầu tư, khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ tại một thời điểm nhất định theo ngày vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.
Khi lập, giá trị tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Thông tin này được cập nhật chính xác với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn vốn và tài sản doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận. Tất cả các khoản liên quan đến hiệu quả bán hàng đều được ghi nhận trong bảng này. Các khoản doanh thu, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cũng được kê vào bảng để tính lợi nhuận và thuế.
Đây là căn cứ để tính số tiền thuế cần nộp trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp rất chú ý bảng này.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quan tâm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Doanh nghiệp cần báo cáo hoạt động ra - vào của dòng tiền với các mục đích: kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Với một công ty, đây là báo cáo thể hiện tình trạng “sức khỏe” tài chính. Doanh nghiệp còn khả năng thanh toán không? Tình hình sử dụng tiền và khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu thế nào? Không ít doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng dòng tiền vào kém do khách hàng nợ chưa thanh toán nhiều. Các khoản nợ không thể thu hồi quá nhiều có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong điều tiết nguồn vốn và làm tăng chi phí dự phòng. Những điều này ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư các hạng mục trong ngắn hạn và lâu dài.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện tình hình tài chính doanh nghiệp
Giúp cơ quan thuế hiểu rõ và chi tiết các nội dung báo cáo trên, bộ báo cáo tài chính không thể thiếu thuyết minh báo cáo tài chính. Tại đây, kế toán sẽ trình bày về chính sách kế toán áp dụng, các chỉ tiêu trong báo cáo tổng hợp,...
Qua các thông tin này, nhà nước nắm được tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời, người quản lý công ty cũng nắm được tình trạng sản xuất - kinh doanh thực tế và đưa ra hướng phát triển phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Thuyết minh báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp và cơ quan thuế nắm bắt thông tin mạch lạc hơn
Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không quá khó khăn bởi bạn chỉ cần thực hiện đúng quy trình và nguyên tắc kế toán theo quy định pháp luật.
Bước 1: Kiểm tra chứng từ. Kế toán cần tập hợp chứng từ và xác minh tính hợp lệ của từng chứng từ. Những thông tin cần kiểm tra: thông tin doanh nghiệp đối tác, thông tin doanh nghiệp kê khai, nội dung chứng từ, số tiền hàng hóa - dịch vụ phát sinh, số tiền thuế, tổng tiền, con dấu, chữ ký,...
Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh. Kế toán cần hạch toán các nghiệp vụ và rà soát lại để đảm bảo tính chính xác.
Bước 3: Phân loại tài sản và nợ phải trả. Nhân viên kế toán cần xác định và trình bày chính xác loại tài sản (ngắn hạn hay cố định), nợ phải trả (chi tiết từng khách hàng, nhà cung cấp, loại thuế,...).
Bước 4: Lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Bước 5: Lập báo cáo tài chính.
Lập báo cáo tài chính cần đảm bảo đúng quy trình
Các yêu cầu cần đảm bảo trong bộ báo cáo tài chính bao gồm:
Chính xác, trung thực: Bảo đảm phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Đúng bản chất kinh tế: Hạch toán đúng bút toán, đảm bảo thông tin các khoản mục đúng đắn, không nhầm lẫn, chồng chéo hay bỏ sót.
Khách quan: Các thông tin trình bày trung thực, rõ ràng, không thiên vị.
Tuân thủ nguyên tắc thận trọng.
Đảm bảo mọi khía cạnh trọng yếu.
Bộ báo cáo tài chính rất quan trọng với doanh nghiệp. Việc lập báo cáo không quá khó nếu bạn nắm được chính xác thông tin. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình thực hiện tốt nhất, VPBank lưu ý bạn một số điểm sau:
Đối chiếu lại quy định: Các văn bản pháp luật tại Việt Nam được điều chỉnh khá nhiều qua các thời điểm. Điều này đòi hỏi nhân viên kế toán cần kiểm tra và đối chiếu các quy định một cách rõ ràng, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, tránh các lỗi phát sinh.
Tập hợp đúng và đủ chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ: Các thông tin trên chứng từ cần kiểm tra và đối chiếu rõ ràng. Trường hợp chứng từ không chính xác, bạn nên thực hiện điều chỉnh với đối tác.
Kiểm tra các bút toán định kỳ hàng tháng: Các bút toán cần tuân thủ quy định và nguyên tắc kế toán. Hạch toán đúng sẽ đảm bảo bộ báo cáo chính xác, rõ ràng. Để thực hiện điều này và hạn chế sai sót không mong muốn, bạn nên kiểm tra hàng tháng các nghiệp vụ phát sinh và đã hạch toán.
Tổng hợp và nộp báo cáo đúng hạn: Trường hợp nộp báo cáo chậm hoặc không đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 - 40 triệu đồng, tùy hành vi.
Thực hiện điều chỉnh nếu cần: Nếu phát hiện các sai sót trong báo cáo đã nộp, doanh nghiệp có thể thực hiện điều chỉnh, bổ sung và thực hiện nghĩa vụ tài chính còn thiếu theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
Với các nội dung này, VPBank tin rằng bạn đã hiểu bộ báo cáo tài chính gồm những gì, có yêu cầu như thế nào, hạn nộp bao lâu,... Đây đều là các thông tin cần thiết với bộ phận kế toán doanh nghiệp. Vì vậy, bạn hãy lưu ý và áp dụng chính xác.
(Thông tin trong bài viết được tham khảo từ UBot.vn)
Ngành tài chính, ngân hàng đã và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Cùng điểm qua top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm 2024.