Để tiếp tục phù hợp với thông lệ của thị trường vốn quốc tế và hỗ trợ các thỏa thuận toàn cầu có liên quan, chẳng hạn như Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, VPBank đã phát triển Khung Tài chính Bền vững. Trong khuôn khổ này, các công cụ tài chính bền vững bao gồm nhưng không giới hạn: Trái Phiếu, Khoản vay và Tiền gửi.
VPBank nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng bền vững, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu đáp ứng các điều kiện môi trường, khí hậu và đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận tài chính giữa các nhóm khách hàng ngày càng tăng. VPBank luôn nỗ lực tăng cường hỗ trợ tài chính toàn diện và hiệu quả, tuân thủ các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm khác thông qua việc đảm bảo tính bền vững về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
VPBank cung cấp các gói giải pháp toàn diện mang lại giá trị tài chính và phi tài chính cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ lãnh đạo (WSME). Ngoài ra, VPBank tập trung tài trợ cho khách hàng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và các hoạt động sản xuất kinh doanh có lượng phát thải carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó góp phần chuyển đổi tăng trưởng kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng.
VPBank đã phát triển Khung Tài chính Bền vững, trong đó vốn vay ròng từ mỗi công cụ tài chính bền vững của VPBank sẽ được sử dụng để tài trợ hoặc tái tài trợ cho toàn bộ hoặc một phần đối với các dự án hoặc tài sản mới hoặc hiện hữu mà góp phần tạo ra các tác động bền vững rõ nét như đã nêu tại các Tiêu chí Đủ điều kiện đáng tin cậy trong Khung. Trong khuôn khổ này, các công cụ tài chính bền vững bao gồm:
Khung Tài chính Bền vững của VPBank tuân theo bốn thành phần cốt lõi trong Nguyên tắc Trái phiếu Xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế - ICMA 2021 (“Green Bond Principles” - GBP), Nguyên tắc Trái phiếu Xã hội 2023 (“Social Bond Principles“ - SBP), Nguyên tắc Trái phiếu Bền vững 2021 (“Sustainability Bond Guidelines” - SBG); và Nguyên tắc cho vay xanh của Hiệp hội thị trường tín dụng - LMA 2023 (“Green Loan Principles” - GLP), Nguyên tắc cho vay xã hội 2023 (“Social Loan Principles” - SLP):
Chi tiết văn bản xem tại ĐÂY
Chính sách quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội là trọng tâm cho quản trị bền vững và là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy VPBank cải thiện các nỗ lực phát triển bền vững ngày hôm nay và trong tương lai.
VPBank đã ban hành Khung Tín dụng Xanh nhằm đưa ra quy trình sử dụng và quản lý nguồn vốn vay xanh để cho vay các dự án đáp ứng tiêu chí xanh.
Với định hướng phát triển theo mô hình kinh tế xanh, năm 2012 Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012).
Lực lượng Đặc nhiệm về Công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD) đã đưa ra các khuyến nghị về công bố thông tin nhằm giúp các tổ chức xây dựng báo cáo khí hậu đáp ứng kỳ vọng gia tăng của nhà đầu tư, hướng tới mục tiêu phân bổ các nguồn lực tài chính hiệu quả hơn. Hội nhập với xu hướng toàn cầu, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam định kỳ hằng năm xây dựng và công bố báo cáo TCFD.
VPBank trở thành tổ chức tài chính đầu tiên tại Việt Nam công bố tác động tài chính của biến đổi khí hậu dựa trên phân tích kịch bản.