Xếp hạng BCA của Moody’s phản ánh sức mạnh nội tại độc lập của tổ chức phát hành. Mức xếp hạng tín nhiệm này được đánh giá dựa trên môi trường vĩ mô, hồ sơ tài chính và các yếu tố đánh giá định tính. Bên cạnh việc nâng mức xếp hạng BCA, Moody’s cũng nâng xếp hạng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn, nâng xếp hạng nhà phát hành cho VPBank lên mức Ba3.
Kết quả nâng hạng tín nhiệm VPBank được đưa ra sau khi ngân hàng hoàn tất bán 49% cổ phần tại công ty tài chính tiêu dùng FE Credit cho tập đoàn tài chính SMBC của Nhật Bản cuối tháng 10 vừa qua. Moody’s đánh giá thương vụ bán vốn mang lại sự cải thiện đáng kể trong hồ sơ tín nhiệm của ngân hàng. Đặc biệt, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất theo phương pháp luận của Moody’s, tăng từ 11,4% ở thời điểm cuối tháng 9/2021 lên 13,5% tại cuối tháng 10/2021.
Bên cạnh nền tảng vốn được nâng cao, kết quả kinh doanh nổi bật của ngân hàng trong những tháng qua, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 tới nền kinh tế, cũng được Moody’s đánh giá cao. Báo cáo kết quả kinh doanh cuối quý III vừa qua cho thấy, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đạt hơn 11.736 tỷ đồng, tăng 24,9% so với cùng kỳ. Riêng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ đạt 10.872 tỷ đồng, tăng 75,2% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của ngân hàng đạt 33.231 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cũng kỳ năm trước. Các chỉ số hiệu quả ROA, ROE hợp nhất tiếp tục nằm trong nhóm đầu thị trường, lần lượt đạt 2,8% và 21,6%.
Moody’s tin rằng năng lực vốn của VPBank sẽ tiếp tục ổn định, khi ngân hàng này đã thể hiện rõ kế hoạch sử dụng ngồn vốn thu được từ thương vụ FE Credit để thúc đẩy tăng trưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Bên cạnh đó, quy mô tài sản sẽ được mở rộng thêm nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
“Chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của VPBank sẽ duy trì ổn định trong 12-18 tháng tới,” Moody’s nhận định trong bản thông báo, và nhấn mạnh sự tin tưởng rằng chất lượng tài sản của VPBank sẽ kiểm soát tốt chất lượng tài sản khi nền kinh tế Việt Nam hồi phục và tỷ lệ tiêm vắc xin tăng cao.
Việc được một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín như Moody’s nâng hạng tín nhiệm, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu những tác động nặng nề từ sự bùng phát của dịch Covid-19, đã thể hiện niềm tin, sự tín nhiệm của các tổ chức quốc tế vào nền tảng vốn và kế hoạch phát triển của VPBank trong năm nay và thời gian tới. Điều này cũng góp phần củng cố vị thế của VPBank, đồng thời nâng cao hơn nữa khả năng huy động vốn từ các định chế tài chính uy tín./.
Chỉ trong vòng 1 năm, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng gần gấp rưỡi, trị giá gần 1,3 tỷ USD, đưa ngân hàng này lên vị trí 173 trong bảng xếp hạng 500 các thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất toàn cầu.
Nhân dịp sinh nhật 30 tuổi, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đón nhận nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, khẳng định vị thế nhà băng hàng đầu chuyển đổi số, tạo hệ sinh thái số toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng.
Với mục tiêu thấu hiểu và cung cấp được giải pháp dịch vụ hiệu quả tới từng khách hàng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tiếp tục khẳng định giá trị cốt lõi “Khách hàng là trọng tâm” bằng việc áp dụng những công nghệ tiên phong trong sản phẩm, dịch vụ, mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
VPBank vừa vinh dự trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được Celent - Công ty Nghiên cứu và Tư vấn cho ngành Công nghiệp dịch vụ tài chính toàn cầu - lựa chọn trao giải “Model Risk Manager” (Đơn vị Quản trị rủi ro kiểu mẫu) nhờ triển khai thành công mô hình chuyển đổi số trên hệ thống Kinh doanh sản phẩm Thị trường Tài chính (Kondor Treasury).