Một số mẹo nhỏ trong bài viết sau chắc chắn sẽ là điều cần thiết, tiếp thêm năng lượng cho mỗi doanh nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu.
Để khởi nghiệp thành công, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, một số mẹo nhỏ dưới đây chắc chắn sẽ là điều cần thiết, tiếp thêm năng lượng cho mỗi doanh nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu.
1. Tìm hiểu về nhu cầu khách hàng
Hãy bắt đầu tìm hiểu về thị trường và nhu cầu khách hàng để đưa ra một sản phẩm kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần phải nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để tạo nên sự khác biệt, giúp doanh nghiệp của bạn có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, ý tưởng hay và độc đáo là chưa đủ, bạn cần phải lắng nghe phản hồi từ khách hàng. Một thời gian thử nghiệm sản phẩm mới là điều cần thiết để hoàn thành trải nghiệm người dùng.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp
Sản phẩm là yếu tố kinh doanh chủ chốt của mỗi doanh nghiệp. Hãy xây dựng một quy trình phát triển sản phẩm hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, triển khai sản xuất, giám sát để mang đến thị trường một sản phẩm chất lượng, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sản phẩm càng được cải tiến gần với nhu cầu của khách hàng chính là một trong những điểm quan trọng để bạn có thể chiếm được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn.
3. Phát triển nguồn nhân lực
Một đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, tận tâm với công việc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công ngay từ những bước đi đầu tiên. Để thu hút nhân tài về làm việc, trước tiên, bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với công việc khởi nghiệp đó và lan tỏa đam mê ra mọi người xung quanh. Bạn phải chứng tỏ dự án đang thực hiện hội đủ tất cả yếu tố để thành công trong tương lai. Khi có những thay đổi về sản phẩm hoặc yếu tố khác, chủ doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để thuyết phục mọi người tiếp tục đồng hành với mình. Những yếu tố lương, thưởng cũng là động lực giúp họ quyết định đồng hành cùng với bạn lâu dài trong tương lai.
4. Chuẩn bị nguồn vốn
Nguồn vốn cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp của bạn, nhất là với những doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong thời gian đầu mới thành lập, doanh nghiệp siêu nhỏ thường bứt phá với các ý tưởng và tầm nhìn vượt trội. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, các doanh nghiệp siêu nhỏ thường không đột phá vì thiếu vốn, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay. Nguyên nhân có thể đến từ việc quản lý không hiệu quả dẫn đến việc không tận dụng hết được nguồn vốn vay. Trong bối cảnh đó, không ít doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng nợ chồng chất hoặc phá sản. Tuy nhiên, mọi thứ đều có cách giải quyết của nó. Hiện nay tại VPBank, doanh nghiệp siêu nhỏ hoàn toàn có thể vay vốn dễ dàng với các hồ sơ, thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng. Bên cạnh đó, VPBank còn cung cấp cho phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ nhiều sản phẩm/ dịch vụ bổ trợ khác để giúp doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động bền vững hơn.
Tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp siêu nhỏ tại đây.
Năng lực quản lý của nhà lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp.
Công cụ hỗ trợ tư vấn mở tài khoản, đăng ký/thay đổi dịch vụ và cung cấp biểu mẫu trực tuyến giúp khách hàng doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm các tài liệu, biểu mẫu cần thiết mà không cần tốn quá nhiều thời gian.
Liệu sinh viên có nên vay vốn để khởi nghiệp, biến giấc mơ của mình thành hiện thực không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau.
Cần làm gì để khiến khách hàng quay lại doanh nghiệp vào những lần sau. Cùng VPBank khám phá ngay nhé!
Một số mẹo nhỏ trong bài viết sau chắc chắn sẽ là điều cần thiết, tiếp thêm năng lượng cho mỗi doanh nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu.